Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/10/2024, 10:25 AM

Ma và quỷ trong dân gian, Phật giáo

Theo tín ngưỡng dân gian, ma là hồn người chết hiện hình; quỷ là con vật quái dị, dữ tợn dưới âm phủ, hiện lên quấy phá, làm hại người. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, ma và quỷ còn có nhiều nghĩa khác. 

Theo Bách khoa thư Baidu, ma (魔) là ký tự lần đầu được nhìn thấy trong Thuyết văn giải tự của Hứa Thận, ra đời cùng với bản dịch kinh điển Phật giáo vào thời Nam - Bắc triều. Ma là từ viết tắt của chữ mara (मार) trong Phạn ngữ, còn mara có nghĩa là giết, sát sinh và chướng ngại - một thuật ngữ xuất hiện trong Đại trí độ luận do Bồ tát Long Thụ soạn, ngài Cưu ma la thập dịch vào đời Hậu Tần.

Trong Phật giáo, ma là sự cản trở việc tu hành (Tây du ký, tập 12), về sau ma mở rộng nghĩa thành "ác quỷ, quái vật" (Giáng ma của Tống Lục Du); "người xấu hoặc thế lực xấu xa" (Ngụy thư. Nguyên Dao truyện). Ma còn dùng để chỉ ma thuật hoặc người bị ám ảnh điều gì đó (Dữ Nguyên Cửu thư của Bạch Cư Dị) hay là sự mê đắm (Cao tử di thư. Hội ngữ thập bát), sự điên loạn, phi lý (Cố sự tân biên. Chú kiếm)...

Ngày nay, ma giáo có nghĩa là gian xảo, bịp bợm song ngày xưa lại là "tôn giáo làm say mê lòng người mà hại người". Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (1988), ma xó là ma thờ ở xó nhà, cái gì cũng biết; ma gà là con ma nhập vào người sống, gây bệnh tật, tai họa cho người. Những kẻ bần tiện, đáng khinh bị gọi là ma bùn; mặt mũi khó coi gọi là ma mút; bẩn thỉu, xấu xí là con ma lem rồi nào là ma cô, ma cà bông, ma lanh, ma mãnh hoặc ma men, ma mị, ma trơi, ma tà… Đấy là chưa kể những từ cổ như ma pháp (phép ma quái); nhập ma (sự mê đắm, mất hết lý trí); bệnh ma (loài ma quỷ hại người) hay ma đạo (con đường gian tà, hại người). Ngoài ra còn những từ đồng âm khác nghĩa với ma như hồ ma, ma đậu, ma hoàng, lúa ma…

Quỷ (鬼) là ký tự xuất hiện lần đầu trên các bản khắc Giáp cốt văn thời nhà Thương (Từ nguyên, Thiên Tân cổ tịch xuất bản xã, 2013). Ký tự cổ xưa này giống như con quái vật có thân người và cái đầu to; nghĩa gốc là linh hồn của người chết trở về hoặc hồn phách đã tách rời của con người (Cửu Ca. Quốc thương của Khuất Nguyên).

Từ quỷ có nhiều nghĩa: là "ác quỷ, bóng ma" (Lễ Ký. Tế nghĩa); "linh hồn của vạn vật" (Thi Kinh. Tiểu Nhã. Hà nhân tư); "tổ tiên" (Luận Ngữ. Vi chính); "biệt danh, chủ yếu là trẻ con" (Ngũ nguyệt Đoan dương của Lý Quý); "thủ đoạn bẩn" (Thiếu niên tâm của Hoàng Đình Kiên); "sự thông minh, tinh tế" (Tam thiên lý giang sơn của Dương Sóc); "ám chỉ cái chết, biến thành quỷ" (Dung Trai ngũ bút của Hồng Mại); "niềm tin mê tín vào quỷ thần" (Dật chu thư. Mệnh huấn).

Trong các văn bản cổ, ta có thể bắt gặp những từ quỷ với nghĩa hoàn toàn khác (cách viết chữ Hán khác), chẳng hạn như quỷ (佹: kỳ quái); quỷ (垝: hư hỏng, đổ nát); quỷ (庪: chôn giấu); quỷ (姽: vẻ đẹp thùy mị của đàn bà); quỷ (庋: chạn để thức ăn, giá chứa đồ); quỷ (蛫: loài cua 6 chân); quỷ (觤: sừng của loài thú mọc không đều, dài ngắn hoặc cao thấp)… - Từ điển Hán Nôm, thivien.net.

Từ "quỷ" hiện nay thường dùng để chỉ những thứ tà ác và đáng sợ, phần lớn đều liên quan đến sự mê tín, ma quỷ và thần thánh.

 Nguồn Báo Thanh Niên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người trí tuệ luôn biết lắng nghe và nghiền ngẫm

Kiến thức 08:00 05/10/2024

Người trí tuệ hiểu rằng, mỗi câu chuyện đều mang theo một cái nhìn riêng, mỗi người kể đều có lý do và cảm nhận của họ. Sự thật có thể hiện hữu đâu đó trong câu chuyện ấy, nhưng cũng có thể bị làm mờ đi bởi những tình cảm, thành kiến hay trải nghiệm cá nhân của người kể.

Khi nào vận mệnh tôi chuyển?

Kiến thức 18:45 04/10/2024

Vận mệnh của bạn là do bạn quyết định do đó giây phút bạn ra quyết định thay đổi thì vận mệnh của bạn sẽ thay đổi từ đó. Cái mà bạn nói là vận mệnh cái ấy trong nhà Phật gọi là nghiệp. Vậy câu hỏi đặt ra tương tự là khi nào nghiệp của tôi chuyển?

Khẩu nghiệp

Kiến thức 15:18 04/10/2024

Nguyên nhân và nguồn gốc dẫn chúng ta đi trong sanh tử luân hồi, trong tam đồ lục đạo để chịu đau khổ hay thọ lãnh an vui đều do tam nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

Niệm A Di Đà Phật là pháp môn đặc biệt

Kiến thức 13:15 04/10/2024

Niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ là một pháp môn niệm Phật đặc biệt trong tất cả pháp môn niệm Phật. Đây là Thế Tôn vì chúng ta chọn lựa, giúp chúng ta ở ngay trong một đời viên mãn thành tựu. Đạo lý này rất sâu, thế nhưng tuyệt nhiên không khó hiểu.

Xem thêm