Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/01/2022, 14:37 PM

Chùa quê vang tiếng Đại Hồng chung

Tiếng chuông với ngôi chùa như tiếng nói của con người. Con người sinh ra là nhờ ở tiếng nói để diễn đạt tâm tình hiểu biết của mình. Chùa có tiếng chuông cũng vậy.

Cả giá chuông cũng được đưa về để đặt treo quả chuông. Xe cẩu trên 2 tấn được thuê rước từ Hà Nội từ 5 giờ sáng. Đến 6 giờ 30 phút thì đến Chùa. Sau khi đặt xông qủa chuông lên, chúng tôi và bà con dân làng cùng gia đình tín chủ phát tâm quả chuông tập trung trước chuông làm Lễ khai chuông và thỉnh đức Địa Tạng Bồ tát chứng minh. Mọi người thành tâm niệm hồng danh ngài Đại Tạng hơn 2 giờ đồng hồ. Vừa niệm bà con lần lượt thay nhau lên thỉnh chuông.

Trước khi thỉnh chuông bà con phải xá chuông một xá. Thỉnh là mời, mời chuông lên tiếng. Tiếng chuông là tiếng gọi của Bụt nên thỉnh chuông là mời Bụt lên tiếng, nhắc nhớ chúng sinh sống nhiếp mình trong tỉnh thức để không rơi vào buồn phiền, sầu muộn, tối tăm….

“Nghe tiếng chuông, lòng nhẹ buông, tâm tỉnh lặng hết sầu thương, tập buông thả, thôi vấn vương, lắng nghe thấu tận nguồn cơn”.

unnamed(40)

Chúng tôi vừa niệm Hồng danh Địa Tạng Bồ tát khoảng 10 phút thì trời đang nắng bỗng đổ mưa. Cơn mưa chừng khoảng 15 phút thì ngưng và trời quang đãng, nắng nhẹ trở lại. Vậy là hai lần phép thiêng ứng biến trong lễ liên quan đến quả chuông này. Hôm sáng mùng 3 tháng 8 năm ngoái, trời mưa rất lớn, chúng tôi bắt đầu khai chuông lúc 8 giờ kém 15 phút, đến đúng 8 giờ là giờ khắc chọn rót đồng, cơn mưa dứt hẳn. Công việc rót đồng thực hiện hoàn mãn tốt đẹp. Nay trời đang nắng gắt, vừa lễ thì có mưa. Mưa không lớn, nhưng đủ thấm vào áo nhẹ. 15 phút thì dứt mưa và trời nắng.

Ở một vùng quê, ngôi chùa nghèo mà có được quả chuông Đại Hồng 6,7 tạ thì là điều vô cùng quý giá. Tiếng chuông với ngôi chùa như tiếng nói của con người. Con người sinh ra là nhờ ở tiếng nói để diễn đạt tâm tình hiểu biết của mình. Chùa có tiếng chuông cũng vậy.

Chuông Đại Hồng là chuông lớn, được treo trên giá cao với mục đích để tiếng chuông vang xa. Tri Chung tức là từ dùng để gọi người thỉnh chuông. Khi thỉnh Đại Hồng chung, vị tri chung ấy phải giữ tâm rất mực thành kính, tâm ý không vọng động và lao xao bởi những tạp niệm vẩn vơ.

Tiếng chuông bào là để báo chúng, phải thứ chuông như thế nào và tiếng chuông vang lên như thế nào là cả một sự thực tập công phu. Nghe tiếng chuông vang lên khiến người nhẹ lòng cảm thấy thân tâm tĩnh lặng. Nghe tiếng chuông mà khắp mười phương pháp giới đều vượt thoát vòng sinh tử thì điều ấy có nghĩa là người giữ vai trò thỉnh lên những thanh ấm ấy thực vô cùng quan trọng. 

Tâm ý chúng ta hướng về chúng sinh thế nào, lòng chúng ta an nhiên hiền thiện như thế nào thì tiếng chuông cũng sẽ nhờ thế ấy mà trở nên trong lành và ngân vang hơn. Người thỉnh chuông cũng phải gạn lọc cho thân, khẩu, ý của mình nên thanh tịnh. Người nghe chuông, cố nhiên cũng sẽ đáp lại bằng sự nhiếp tâm. 

Không ai có thể thờ ơ trước một thanh âm hùng tráng và ngân vang đầy rung động của tiếng chuông Đại Hồng. Thầy tôi dạy: “Khi nghe tiếng chuông, nếu ta đang ở trong tư thế nằm thì ta nên ngồi dậy để tỏ sự cung kính. Hoặc nếu ta đang ngồi trong một tư thế không đẹp thì ta cũng chỉnh đốn lại thế ngồi để bày tỏ sự cung kính. Bởi vì tiếng gọi của tiếng chuông là tiếng gọi của Bụt".

Nhưng Bụt không phải là Đức Thích Ca Mâu Ni. Ta cũng có tính Bụt trong ta, nghĩa là có khả năng tỉnh thức. Mọi người đều có khả năng tỉnh thức, đó là lời Bụt nói. Vậy tiếng chuông cũng là tiếng gọi của tính Bụt trong ta. Ta tỏ thái độ cung kính khi nghe tiếng chuông là ta tỏ thái độ cung kính đối với tính Bụt trong ta. 

chuong-chua-2-1029

Đó là sự tự trọng lớn lao nhất và cũng là sự tự tín vững chãi nhất mà con người có thể có đối với bản thân mình. Bởi luôn tự nhắc mình tâm niệm những lời này nên tôi mang một ước nguyện lâu nay là các ngôi chùa quê, dù nghèo, cũng đều có một Đại Hồng chung. 

Tiếng chuông cũng chính là một biểu hiện của pháp thân màu nhiệm. Quê nghèo, hay quê đã dần lên phố thị, tiếng chuông chùa ở mỗi ngôi làng nhỏ vang đến xóm trên xóm dưới vẫn là một thanh âm gần gũi, quen thuộc mà chứa đựng hàng ngàn năm nếp sống tâm linh dân tộc.

Mỗi tiếng chuông chùa vang lên buổi sớm mai nơi làng quê, từ tiếng chuông ấy, mọi người có thể dậy chuẩn bị cho buổi chợ sớm, cho buổi gặt hay làm mạ vụ mùa; có người dậy chuẩn bị cho một chuyến đi xa; có em nhỏ dậy sớm ôn bài... Cũng như Phật hiệu A Di Đà, từ hàng ngàn năm nay trở thành lời chào đầy tin kính, đạo Phật mang nét văn hóa thuần Việt rất mực dung dị nơi làng quê, cùng với những biểu hiện như mái chùa, tiếng Đại Hồng chung... Tất cả đã trở thành nguồn mạch cho tâm thức hướng thiện, cho hạt giống Phật tính được tưới tẩm...

Tôi ấm lòng và hạnh phúc khi được nghe một tiếng Đại Hồng chung từ mái chùa quê nơi này. Đặc biệt, nhân dịp thỉnh chuông Đại Hồng, nhà chùa lại tặng 7 bộ đồ khăn the áo xếp cho 7 cụ ông trong thôn. Nhìn hình ảnh các cụ trong chiếc áo dài ai cũng tự hào. Đó là vinh dự mà các cụ được đón nhận để nhận thấy mình có trách nhiệm với văn hóa tâm linh mà truyền lại cho con cháu noi theo.

Chiều hôm qua mọi người đi mua mấy cây bạch đàn về để dựng tạm cái chòi lá trên giá chuông Đại Hồng. Vất vả nhưng vì khó khăn nên chỉ có thế để giá chuông bằng gỗ không bị nứt nẻ vì nắng mưa.

Sáng nay cũng có một trận mưa lớn khi chúng tôi thức giấc từ 4 giờ 15 phút để 4 giờ 30 phút thỉnh chuông Đại Hồng. Tiếng chuông của buổi sáng đầu tiên trên quê hương được thỉnh lên ngân vang vào không gian vô biên: Trên vọng đến Thiên Đường, dưới thông về Địa phủ.

Trận mưa trước 15 phút như chào mừng và lần nữa để khẳng định sự linh nhiệm của không gian chùa trong tiếng chuông Đại Hồng ngân vọng. Cả đêm yên lắng. Khi chúng tôi vừa thức giấc thì nghe một trận mưa rào xối xả. Nhưng vừa đúng 4 giờ 30 phút thì ngưng. Mấy người ở lại cứ lo ướt áo khi đứng ngoài trời thỉnh chuông. Vậy là 3 lần liên quan đến tiếng chuông đều 3 lần có mưa.

Sáng nay những bông sen nở thật đẹp. Trên lá sen có chú cua đứng nhìn thảnh thơi. Mấy cụ sáng nay cấy nốt đoạn còn lại trên thửa ruộng chùa... Những phật tử nam thì sớm hoàn tất dựng cái mái lá che nắng cho lầu chuông kẻo sợ mưa nắng.

Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới

Khắp nơi u tối mọi loài nghe

Siêu nhiên vượt thoát vòng sanh tử

Giác ngộ tâm tư một hướng về

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Góc nhìn Phật tử 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Xem thêm