Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 23/07/2019, 15:01 PM

MC Đại Nghĩa: Chiếc áo không làm nên thầy tu

Trên mạng cứ thỉnh thoảng lại rộ lên vụ việc vị tu sĩ nào đó phạm giới, và dân tình cứ thế nhảy vào chửi bới trách móc rồi thở vắn than dài về...vận mệnh đất nước. Nhưng ”Chiếc áo không làm nên thầy tu”.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Bài liên quan

Họ cho rằng đất nước suy vi nên sản sinh ra một nền tôn giáo với những con người tha hóa như vậy. Hoặc có những người cực đoan đến mức phỉ báng cả một tín ngưỡng bao đời với những giá trị tốt đẹp nhất.

Khi một người khoác trên mình chiếc áo của tu sĩ, cũng chưa chắc gì họ đã là người của tôn giáo đó. Ra chợ mua xấp vải mang ra tiệm may là xong, thậm chí chả cần ra chợ chi cho xa, ghé một cửa hàng bán pháp phục nào đó chọn cho mình một bộ vừa vặn rồi mặc vào người, tỉa tỉa tém tém cái mái tóc lại cho gọn một chút là có ngay hình tướng của một người tu.

Nhưng như vậy đã là người tu chưa? Nếu chỉ nhìn một người như vậy mà đánh giá họ là một tu sĩ và lên án khi họ có làm điều gì không phải thì mình sai lầm quá

Tôi với hình tướng như trong tấm ảnh này có khác chi người tu đâu? Nếu tôi muốn làm nhơ danh một tổ chức hay một tôn giáo, tôi chỉ cần 10 phút là có bộ dạng như thế này ngay, và khi đó tôi cố tình làm trò để thiên hạ lao vào mà mạt sát. Thế là mục đích của tôi đã thành công. Sẽ có hàng trăm hàng ngàn người nguyền rủa chán ghét và xa rời tổ chức ấy, sẽ có hàng vạn người dễ dàng mất lòng tin và ngoảnh mặt quay lưng cho dù tôn giáo đó đã từng mang đến cho họ bao điều đạo lý tốt đẹp trong đời.

Có những người đi chùa bao năm với lòng thiết tha tôn kính, học và hành bao điều tốt đẹp. Bỗng một ngày chứng kiến hoặc "nghe kể" về một vị thầy nào đó tha hóa, vậy là mất lòng tin, giận, không đi chùa, không làm việc thiện nữa.

MC Đại Nghĩa và Á hậu Trương Thị May trong một buổi giao lưu trước hơn 3000 học sinh tham dự khóa tu mùa hè do chùa Hoằng Pháp tổ chức. Ảnh: Internet

MC Đại Nghĩa và Á hậu Trương Thị May trong một buổi giao lưu trước hơn 3000 học sinh tham dự khóa tu mùa hè do chùa Hoằng Pháp tổ chức. Ảnh: Internet

Sao lại vậy chứ? Chưa nói đến việc mình "nghe kể" thậm chí là mình chứng kiến có bao nhiêu phần trăm là sự thật, mà cho dù cái điều đó có là thật đi chăng nữa, thì cũng chỉ là cá nhân những người đó phạm sai lầm thôi, chứ việc gì vì sai lầm của người khác mà mình cũng sai lầm theo?

Lẽ ra khi thấy ai đó sai lầm thì mình lại càng cần phải tốt hơn mới đúng, đằng này thấy họ sai nên mình ghét và mình...sai luôn. Uổng phí cả một đời tu.

Nên khi nhìn thấy một sự vật hiện tượng như vậy, hãy khoan đánh giá gì cả mà cứ phải suy xét trước sau tìm hiểu ngọn ngành. Khi biết được phần nào chân tướng của sự việc thì lúc đó mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau. Riêng tôi, tôi sẽ chọn cách im lặng.

Vì sao tôi không lên tiếng, hay nói đúng hơn là tôi không phán xét?

Thứ nhất là chưa chắc gì tôi đã hiểu đúng vấn đề. Có thể vấn đề mình thấy mình nghe nó chỉ đúng ở bề mặt hiện tượng, còn sau đó là gì thì chắc gì mình đã biết.

Thứ hai là tôi phán xét thì để làm gì? Nếu điều đó là sai thì thiên hạ tự thấy sai rồi, tôi không cần phải góp thêm một lời chua cay nào nữa.

Bài liên quan

Thứ ba là tôi không muốn đánh mất niềm tin của những người vốn đã có một niềm tin mong manh. Họ đang có một niềm tin tốt đẹp và họ đang sống tốt. Giờ vì một cá nhân nhỏ bé sai lầm nào đó mà khiến họ sụp đổ hoàn toàn thì thật đáng thương cho họ. Phải biết rằng cuộc sống này không phải ai cũng là người có bản lĩnh để giữ vững lập trường của mình. Nên tốt nhất cứ hãy gìn giữ cho những tâm hồn mong manh đó những điều tốt đẹp.

Thứ tư, tôi không muốn nói vì tôi không muốn mình dùng miệng lưỡi câu chữ của mình để mạt sát người khác. Họ gieo nhân xấu thì đương nhiên họ sẽ gặt quả chẳng lành. Cớ gì ta lại lao vô chửi ké chửi hùa để vướng nghiệp chung ?

Còn với những ai đã đủ duyên khoác lên mình chiếc áo của người tu sĩ, nếu họ không biết giữ gìn phạm hạnh thì đó là một điều vô cùng đáng tiếc. Một ngày nào đó khi chiếc áo đã rơi ra rồi thì sẽ khó mà khoác lên người trở lại được.

Còn với những người mượn chiếc áo tạo nên hình tướng người tu để làm những điều trái đạo, nếu không hồi đầu thì nghiệp báo sẽ chờ họ ở những ngày sau.

Luật nhân quả sẽ sắp xếp mọi việc đúng theo quy trình của nó một cách công bằng, cho dù chúng ta có lên tiếng hay không.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm