Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/06/2019, 20:00 PM

Không nên hủy nhục người tu hành chân chính

Trong thời Phật còn tại thế, một vị tỳ kheo đem lời ác hủy nhục hai tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Phật biết được nguyên nhân sâu xa của nó nên đã khuyên dạy, ngăn cản nhiều lần mà vị tỳ kheo ấy vẫn không nghe.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Ta tranh nhau từ lời ăn tiếng nói, từ miếng cơm manh áo mà vô tình làm khổ đau cho nhau. Phật nói bài Kinh này nhằm nhắc nhở các vị tỳ kheo hãy ý thức việc tu hành mà điều phục nhiếp tâm từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động. Ảnh minh họa

Ta tranh nhau từ lời ăn tiếng nói, từ miếng cơm manh áo mà vô tình làm khổ đau cho nhau. Phật nói bài Kinh này nhằm nhắc nhở các vị tỳ kheo hãy ý thức việc tu hành mà điều phục nhiếp tâm từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động. Ảnh minh họa

Do nhân phỉ báng, hủy nhục hai vị Thánh tăng nên một thời gian sau vị tỳ kheo ấy bị bệnh ung nhọt đầy mình hành hạ đau nhức, khốn khổ và cuối cùng bị chết.

Bài liên quan

Phật biết vị tỳ kheo này sau khi chết bị đọa địa ngục chịu khổ báo vô số kiếp nên mới họp chúng mà chỉ dạy rằng: “Người si mê chết vì phát ngôn bừa bãi giống như búa bén để trong miệng, thế nên các thầy phải nên thận trọng trong lời nói. Nói đúng chỗ, đúng nơi, đúng sự thật và đúng đối tượng thì họa may mới tránh được những lỗi lầm đáng tiếc. Lời nói ác độc hại hơn lửa dữ, hơn rắn độc, làm cho nhân loại giết hại lẫn nhau không thương tiếc bởi sự nóng giận, thù hằn mà ra”.

Vì sao chúng ta hay nóng giận để rồi cãi vã, đánh đập nhau đến nỗi vợ chồng ly tán, cha con xa lìa vì những chuyện vô cớ đâu đâu. Chúng ta không chịu mở mắt ra mà quán xét cho kỹ trong khi lời nói như gió thoảng qua tai.

Ta tranh nhau từ lời ăn tiếng nói, từ miếng cơm manh áo mà vô tình làm khổ đau cho nhau. Phật nói bài Kinh này nhằm nhắc nhở các vị tỳ kheo hãy ý thức việc tu hành mà điều phục nhiếp tâm từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động.

Ta phải nói như thế nào để gia đình, người thân, bè bạn cùng thấm nhuần lời Phật dạy mà cùng nhau yêu thương, nói lời hòa kính. Vị tỳ kheo đó có phước duyên ra đời gặp Phật, được xuất gia tu hành nhưng không tranh thủ thời gian để gạn lọc tâm tư mà cứ một bề chấp trước bám víu vào những cái thấy biết sai lầm của mình nên vô tình phỉ báng bậc Thánh; được Phật khuyên răn rất nhiều lần nhưng vị đệ tử này vẫn một bề ngoan cố, do đó bị khổ báo ngay hiện đời chịu thân mình ghẻ lở, cuối cùng khi chết bị đọa vào địa ngục.

Việc tu hành của chúng ta cũng vậy, trước tiên ta phải nhiếp phục ý nghĩ, không cho nó âm ỉ sôi sục bên trong mà phát ra lời nói ác độc cùng lời nói hủy nhục. Ảnh minh họa

Việc tu hành của chúng ta cũng vậy, trước tiên ta phải nhiếp phục ý nghĩ, không cho nó âm ỉ sôi sục bên trong mà phát ra lời nói ác độc cùng lời nói hủy nhục. Ảnh minh họa

Việc tu hành của chúng ta cũng vậy, trước tiên ta phải nhiếp phục ý nghĩ, không cho nó âm ỉ sôi sục bên trong mà phát ra lời nói ác độc cùng lời nói hủy nhục. Nguyên nhân chính từ sự bực tức hay không hài lòng, vừa ý một việc gì đó nên ta mất bình tĩnh mà điên tiết nói những lời cuồng nộ.

Bài liên quan

Ngày xưa vẫn có những thầy tỳ kheo tu hành chểnh mãng như vậy và đã được Phật trực tiếp khuyên nhủ, chỉ dạy nhưng vẫn không chịu sửa đổi để cuối cùng phải chịu quả báo sống khổ, chết đọa. Ngày nay cách thời Phật đã quá xa nên việc đấu tranh kiên cường để tranh hơn tranh thua bảo vệ Tông môn Pháp phái.

Ai cũng cho rằng Pháp mình cao còn Tông kia thấp nên dễ dàng chống đối, phỉ báng lẫn nhau. Ta không biết rằng lời Phật dạy là tùy bệnh cho thuốc, tùy theo căn cơ, trình độ và sở thích của mỗi người mà Phật hướng dẫn Pháp tu thích hợp. Sở dĩ ta nói lời nóng giận vì ta lầm chấp mình đúng, người sai. Ai không làm theo ý mình thì ta bực bội, tức tối rồi sinh ra thù hằn, ghét bỏ mà tìm cách hủy nhục lẫn nhau.

Từ sự thấy biết sai lầm mà ta cố chấp, người trước nói thế nào thì người sau bắt chước làm vậy nên mới có sự chê bai, hủy nhục lẫn nhau mà vô tình phỉ báng lời Phật dạy. Cho nên, sống ở đời chúng ta cần phải sáng suốt nhận định đúng sai mà làm chủ bản thân để vượt qua cạm bẫy cuộc đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm