Mọi giới đều niệm Phật
Vấn: Bạch Sư! Chúng con nghe bạn bè truyền đạt lại là: "Pháp môn niệm Phật" chỉ dành cho giới cư sĩ phát tín tâm tu hành, ăn chay niệm Phật, làm lành lánh dữ vậy thôi. Những suy nghĩ nầy có đúng không? Xin Sư từ bi hoan hỷ giảng giải?
Niềm tin vào Tam bảo và lòng tự tín của người Phật tử
Đáp: Thật ra thì nền đạo đức của Đức Phật, trước tiên bao giờ cũng cân nhắc cho người Phật tử khởi tín tâm lánh dữ về lành, làm lành lánh dữ, thương người, cứu người, cứu vớt người khổ, người đang trong vòng lao lý của cõi sanh tử luân hồi.
Có điều là mọi người phải có chút ít tâm giác ngộ, ý tứ tự giác, tưởng niệm Đức Phật dù là Phật A Di Đà hay Phật Thích Ca, nhất là Quán Thế Âm Bồ Tát.
Trong giáo pháp Đức Phật Thích Ca thường cân nhắc chúng sanh làm lành, vì làm lành tức là gieo nhân tốt, gieo nhân tốt thì hưởng quả tốt là điều kiện tất yếu mà giáo lý Đức Phật hằng khuyến giáo. Cũng rất phù hợp với pháp vô sanh, bất sanh bất diệt. "Ác không sanh thì không cần diệt ác đi tìm thiện, mà làm thiện…". Cũng như nói tam nghiệp không khởi ác, làm ác thì không có gì phải giữ giới, vì đấy chính là giới và giữ giới. Mục tiêu hoằng giới của Đức Phật chính là ở chỗ nầy: “Giữ giới như vậy chính xác hơn”.
Trở lại với pháp niệm Phật: Niệm Phật, niệm danh hiệu Phật A Di Đà thì ai mà niệm không được, người ở trong chỗ tam đồ (thủy đồ, hỏa đồ, đao đồ), bát nạn (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, đui, điếc câm ngọng,bắc-câu lô-châu, trường thọ thiên, thế trí biện thông, sanh trước và sau Phật) nếu còn có chút ít tín tâm thì được hướng dẫn niệm Phật. Người câm thì nhìn Phật cũng là niệm Phật; người điếc thấy Phật cũng là niệm Phật, người già ngồi niệm Phật không kham, thì nằm nghe máy niệm Phật cũng là niệm Phật; người sắp trút hơi thở cuối cùng được bạn lành trợ lực niệm Phật cũng được đới nghiệp vãng sanh. Người lâm nạn biết hướng về Phật cũng được gần Phật thoát hóa; trường hợp người lâm nạn thì đâu luận là cư sĩ hay Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, tại gia hay xuất gia lâm nạn, người có căn lành hay không căn lành, người đã quy y hay chưa quy y Tam Bảo… nếu biết phát tâm xưng niệm Phật thì cũng có cơ duyên được Phật tế khổ.
Thế nên pháp môn niệm Phật, Tịnh độ tông thuộc bồ tát tạng nhiếp cả ba căn thượng trung hạ. Người nghiệp dứt tình không, căn khí thông lanh thì gọi là thượng căn. Người tâm chí hay lui sụt, kém hèn, nghiệp lực dẫy đầy, si mê biếng nhác gọi là hạ căn… gọi chung cũng là nghiệp lực chúng sanh. Các loại nghiệp lực chúng sanh trên dù ở phương trời nào, nếu chí tâm niệm Phật cũng đều được nhiếp thọ vãng sanh.
Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật
Trong sách Phật học Tinh hoa của Thu Giang Nguyễn Duy Cần, có nhắc đến câu chuyện: "Chàng đạo sĩ trẻ tuổi gặp Phật…".
- Một ngày nọ, vào buổi chiều vị đạo sĩ trẻ tuổi dừng bước chân du phương trì bình khất thực, ghé vào một lò gạch địa phương xin tạm trú ngụ qua đêm. Cùng thời gian ấy, Đức Thế Tôn cũng xuất hiện, ghé vào lò gạch cũng để trú ngụ qua đêm, gặp vị đạo sĩ trẻ tuổi, Đức thế tôn gạn hỏi:
- Vị Đạo sĩ trẻ tuổi đáng quý ơi! Anh từ đâu đến đây, là đệ tử của ai, tại sao lại mặc pháp y nhà Phật, đi du tăng khất thực, Anh là đệ tử của ai, vị nào là Thầy của Anh?
- Bạch Ngài! Tôi là nhà du tăng khất sĩ, nghe danh Đức Thích Ca Mâu Ni mà phát tâm tu theo Đạo của Ngài, hiện tôi đang theo học Đạo của Ngài, chính Ngài là Bổn Sư của tôi.
- Đức Thế Tôn vui lòng, chấp nhận vị đạo sĩ trể tuổi thông thái, Ngài nói: "Nếu trường hợp Anh gặp được Bổn sư của Anh thì sao?" - Gặp Phật thì tôi xin gieo năm vóc kính lễ và bước chân theo Ngài, vì từ trước đến giờ, tôi chỉ nghe danh của Ngài mà tu hành, nay nếu gặp Ngài tôi sẽ đảnh lễ và đi theo Ngài cầu học đạo giải thoát.
- Ta là Phật, Thầy của Ông đây!
- Vị đạo sĩ trẻ quỳ sụp lạy xin quy y, đi theo Đức Thế Tôn du hóa tu hành và đắc quả vô sanh A La Hán.
Chưa gặp Phật, chưa biết Phật, ở xa Phật kể cả không gian và thời gian mà vị đạo sĩ trẻ tuổi phát tín tâm tin tường, còn tu hành hiệu quả như thế, huống chi chúng ta phát tâm học Phật, cầu đạo giải thoát, chí tâm niệm Phật thì làm gì không được kết quả thành công.
Thế nên, khi người phát tín tâm tu niệm Phật thì được Phật nhiếp thọ, nếu là được nhiếp thọ thì dù tu sĩ xuất gia hay tại gia cư sĩ cũng đều được gần Phật, thấy Phật. Nhiếp thọ cũng chính là ngự phục (hàng phục) được các căn si cuồng, tham ái, sân hận, phú não… chìm đắm trong sanh tử.
Nhiếp thọ làm cho nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, khẩu, ý lặng trong sáng suốt, ngự phục làm cho nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, khẩu, ý dũng mãnh tinh tiến. Hạnh nhiếp thọ và ngự phục không chỉ giới hạn dành cho giới tu hành tại gia, mà cho cả giới xuất gia. Người tại gia thì giữ giới của người tại gia (nếu đã thọ giới cấm); người xuất gia thì giữ giới của người xuất gia (Tỳ kheo, Tỳ kheo ni…). Giữ giới làm cho tam nghiệp thanh tịnh, xem chừng nghiệp lực chúng sanh không dấy sanh đấy là ngự phục. Niệm Phật thì nhiếp hóa thân khẩu ý chuyển phàm thành thánh, cả hai đều có ý nghĩa tĩnh tu; tĩnh tu thì không phân biệt xuất gia hay tại gia. Tĩnh tu chính là quá trình tu chứng, công phu tịnh niệm. Người tĩnh tu tức là người giác ngộ, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên, niệm hơi thở ra, niệm hơi thở vào, niệm thân, niệm chết…
Tu học từ pháp môn niệm Phật, Tịnh độ tông làm cho các liên hữu hành giả phấn khởi ở chỗ: "Người xuất gia tu chứng theo người xuất gia, người tại gia tu chứng theo người tại gia". Nói cách khác, thì người xuất gia tu thành Phật theo phẩm hạnh cung cách người xuất gia, người tại gia tu thành Phật theo phẩm hạnh cung cách người tại gia. Đấy chính là giáo lý bình đẳng lợi tha của nhà Phật, rất công tâm và trực tâm.
Niệm Phật phải nhất tâm: Lời khuyên hay dành cho người học Phật
Vã lại trong pháp hội Tịnh Độ, tại kinh đô Xá Vệ, khi thuyết pháp đề tài Tịnh Độ, Đức Phật Thích Ca có giới thiệu về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà và nói về nhân hạnh Đức Phật A Di Đà, tuy bản kinh không có ai hỏi mà do đức Phật tự nói, nhưng nói cho các vị Bồ tát, cho 1250 vị Thinh văn (Thinh văn tức là đại đệ tử chính thức của Đức Phật thuộc vào hàng xuất gia), rồi mới nói đến chư vị Cư sĩ, bát bộ thiên long, các bộ chư Thiên, các chúng sanh khác trong mười phương đều đến thính pháp văn kinh.
Từ trước đến đây là một trong những hành trình tu chứng của người Thích Tử, không phân biệt tại gia hay xuất gia, trong các hành trình tu chứng, trong đó có pháp niệm Phật. Chẳng lẽ ngày nay người đệ tử đức Phật lại thay đổi lời Phật dạy trong kinh A Di Đà thuyết tại kinh đô Xá Vệ xưa, đem pháp môn niệm Phật sắp xếp lại để dành cho người tại gia tu hành? Vậy còn người xuất gia tu pháp nào? Thật không có lý do trên!
Ngài Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát dạy: "Pháp môn niệm Phật Tịnh độ thật là tâm tông của chư Phật. Là con đường đi đến quả vị giải thoát tắc nhứt của mọi người tu…" (Đường về Cực lạc, trang 118).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Bạn phải là người đủ đầy trước
Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!
Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?
Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?
Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?
Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?
Xem thêm