Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 09/12/2023, 14:30 PM

Mỗi người ít nhất có hai vị thiên thần đi theo

Có người đang ở đây lo việc không liên can gì đến mình, không phải nói xong là hết, mà có người đang ghi chép lại, không để sót ý niệm nào. Vậy chúng ta thử nghĩ xem, ngày hôm nay chúng ta niệm thiện nhiều hay là niệm ác nhiều?

Trong Kinh nói đến: Thần minh. Bản dịch Kinh Hoa Nghiêm thời nhà Tấn nói trong này giải thích cho chúng ta về Thần minh: “Như nhân tùng sanh, hữu nhị chủng thiên, thường tùy thị vệ. Nhất viết đồng sanh, nhị viết đồng danh. Thiên thường kiến nhân, nhân bất kiến thiên”.

Trong Kinh Hoa Nghiêm đã nói như vậy, mỗi người ít nhất có hai vị thiên thần đi theo. Quý vị đến đầu thai, họ cùng đi theo. Một vị thiên thần gọi là Đồng Sanh, vị thiên thần thứ hai gọi là Đồng Danh, đồng sanh đồng danh với quý vị. Một vị chuyên ghi điều thiện, một vị chuyên ghi đều ác. Quý vị có niệm thiện, có hành vi thiện, đồng danh sẽ ghi lại. Quý vị có điều bất thiện, có niệm ác, đồng sanh sẽ ghi chép lại.

Tôi đã thấy hai vị đồng sinh, đồng danh

122463502_1321456734871803_712578033001723998_n

Tất cả đều có tài liệu, đều có ghi chép. Họ có thể thấy được chúng ta, nhưng chúng ta không thấy được họ, tư tưởng này đã có từ rất lâu. “Như thị nhị thần, dữ nhân câu sanh, cố danh câu sanh thần”, khi chúng ta vừa đến đầu thai thì họ cũng đến. Kinh Hoa Nghiêm có tư tưởng này. Kinh Dược Sư cũng có. Kinh Dược Sư nói: Có thần câu sanh, đầy đủ sách ghi tội phước và Vua diêm ma. Họ ghi chép tất cả những việc thiện việc phước của quý vị rồi đưa cho Diêm vương.

Gia Tường Sớ lại nói: “Tất cả chúng sanh đều có thần, một gọi là đồng sanh, hai gọi là đồng danh. Đồng sanh nữ ở bên vai phải nghi những tội ác, đồng sanh nam ở bên vai trái ghi những việc thiện”. Đồng danh ghi chép việc thiện, đồng sanh ghi chép việc ác. Ghi điều ác là nữ thần, ghi điều thiện là nam thần. Trong Gia Tường Sớ nói về vấn đề này rất rõ ràng tường tận.

Bởi vậy có người đang ở đây lo việc không liên can gì đến mình, không phải nói xong là hết, mà có người đang ghi chép lại, không để sót ý niệm nào. Vậy chúng ta thử nghĩ xem, ngày hôm nay chúng ta niệm thiện nhiều hay là niệm ác nhiều?

Ý niệm vì bản thân nhiều hay vì người khác nhiều? Chúng ta nghĩ rõ ràng minh bạch, sau đó tổng kết xem, rốt cuộc mình là người thiện hay là người ác. Đừng hỏi người khác, hỏi bản thân mình sẽ rõ. Kết luận này liên quan rất lớn, liên quan đến tiền đồ trong đời vị lai của mình. Nếu mình là người thiện sẽ đầu thai vào ba đường lành, còn như mình là người ác liền bị đọa vào ba đường ác. Nếu ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều là A Di Đà Phật, đời sau nhất định về thế giới Cực Lạc, đạo lý không phải như vậy sao?

Quý vị muốn đi về đâu đều do mình tự quyết định, không chút liên quan đến người khác. Không ai can thiệp được, không ai trở ngại được quý vị. Tổng kết một câu: Tất cả đều là tự làm tự chịu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người niệm Phật phải biết rõ tất cả sắc tướng đều như huyễn

Kiến thức 19:00 16/05/2024

Cho đến các vị tu mà còn đắm ưa chuỗi tốt; tượng đẹp, hoặc cảnh giới lành, cũng thuộc về tâm tham nhiễm. Phải nên xem đó là những phương tiện, hoặc cảnh nhân duyên như huyễn, chớ sanh lòng tham trước.

Đau khổ có nguyên nhân là tham ái

Kiến thức 16:42 16/05/2024

Đức Phật chẳng khác nào một vị thầy thuốc. Vị thầy thuốc bắt mạch, tìm ra bệnh, rồi tìm ra nguồn gốc hay nguyên nhân của căn bệnh.

Người cư sĩ có 6 nghề không nên làm

Kiến thức 15:26 16/05/2024

Trong kinh A Hàm và Nikaya, Đức Phật đã ngăn cấm người cư sĩ không nên hành sáu nghề ác, vì sáu nghề này không phù hợp với tâm từ bi của Đạo Phật. Sáu nghề ác đó như sau:

Hãy giữ tâm trí thanh tịnh

Kiến thức 15:03 16/05/2024

Đức Phật khuyên chúng ta trên bước đường tu cần phải tịnh hóa tự tâm; tâm này là tâm sở. Tâm của chúng ta có hai loại: tâm vương và tâm sở. Chính tâm sở mới gây ra nhiều việc rắc rối, khổ đau cho con người.

Xem thêm