Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/04/2016, 17:36 PM

Mông Cổ: Dự án tượng Phật Di Lặc khôi phục Di sản Văn hóa Quốc gia

Một bức tượng Bồ tát Di Lặc đứng cao khoảng 53 mét (177 feet) sẽ được xây dựng ở Mông Cổ dước sự chỉ đạo tinh thần của đức Đạt Lai Lạt Ma.

 
Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2018 và nhà xây dựng Dự án tôn tượng Di Lặc hiện đang tổ chức kế hoạch gây quỹ để hoàn thành công trình.

Dự án nhằm xây dựng lại nền Văn hóa cổ đại của Mông Cổ và lịch sử Phật giáo Tây Tạng. Di Lặc Là vị Bồ Tát vào thời đương lai sẽ hạ sinh nối tiếp sau Đức Thích Tôn để thành Phật. Vì thế lại xưng là Nhất Sinh Bổ Xứ Bồ Tát, Bị Xứ Tát Đóa hoặc Di Lặc Như Lai. Bức tượng đóng vai trò như một tín hiệu của Hòa bình, sau giai đoạn lịch sử đầy phức tạp của Mông Cổ.
 
Cuộc biến loạn tháng 10 năm 1917, trong đó Phật giáo cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Năm 1939 hàng nghìn ngôi Tự viện Phật giáo, các tượng Phật, Bồ tát của Mông Cổ đều bị đập phá. Hơn 30.000 (Ba mươi nghìn) vị Tăng sĩ Phật giáo bị thiệt mạng trong các cuộc đấu tranh vì sự Tự do Tôn giáo. Trong thời gian này, hầu hết tất cả người dân Mông Cổ đều hướng về tinh thần Phật giáo Tây Tạng.
 
Sau khi chế độ cộng sản ở Mông Cổ sụp đổ vào năm 1990, việc tự do tôn giáo mới được phục hồi và tự viện Phật giáo mới sinh hoạt trở lại.
 
Dự án tượng Phật Di Lặc (The Grand Maitreya Project) chính là sự biểu hiện của phân chia Văn hóa được bắc cầu. Một Bảo Tháp sẽ được kết nối với tôn tượng Di Lặc, nội thất, Thiền đường, Phòng trưng bày lưu niệm Thánh tích và hiện vật khác. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chọn Xá lợi của đức Phật, ngọc báu thiêng liêng để cất giữ bên trong tôn tượng Bồ tát Di Lặc.

Xây dựng đại tượng đức Di Lặc là một truyền thống tâm linh cổ xưa, một lần nữa được thực hiện bởi các vị Lạt Ma Mông Cổ và Phật giáo Tây Tạng. Người ta tin tưởng rằng Bồ tát Di Lặc, một vị Phật đương lai sẽ giúp nhiều người hiểu rằng tương lai tươi sáng đang ở phía trước do chính mình tạo chứ không phải do cầu khẩn ở một đấng quyền năng nào khác.
 
 
 
Nhất thiết duy Tâm tạo; Vạn pháp duy Thức biến.

Địa điểm xây dựng bức tượng được đặt tại một nơi được gọi là Heart Hill, ngay bên ngoài thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ.

Trung tâm này sẽ đại diện cho cộng đồng Phật giáo không tông phái và quốc tế, đại diện cho nhiều trường phái khác nhau và truyền thống từ khắp nơi trên thế giới. Dự án cũng hy vọng sẽ cung cấp đào tạo Thiền miễn phí và phục vụ như là Trung tâm giáo dục, tinh thần Văn hóa thế giới. Việc lập Dự án này duy nhất cho tất cả các truyền thống tâm linh đến với nhau trong hòa bình.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Tôi rất vui và hạnh phúc khi biết rằng phần chính của Dự án tôn tượng Di Lặc sẽ được dành riêng cho việc hỗ trợ đầu tư Giáo dục”.
 
Cư sĩ Elbegdorj Tsakhiagiin, Tổng thống Mông Cổ tuyên bố vào ngày 08/02/2013 rằng: “Tôi xem các Dự án Văn hóa Phật giáo là một phần của việc tái phát triển của Quốc gia. Việc xây dựng tôn tượng Phật Di Lặc cao nhất và một Bảo Tháp là hạnh phúc của toàn dân. Giá trị và tầm quan trọng của dự án tâm linh đối với việc tái cân bằng của toàn bộ đất nước Mông Cổ và thế giới”.

Vân Tuyền (nguồn: Lilly Greenblatt)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm