Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 29/08/2019, 16:37 PM

Một câu chuyện đáng buồn xảy ra vì lòng hận thù của con người 

Mới đây báo chí có tin về vụ việc: Trong bữa tiệc họp lớp cuối tuần qua, một cựu binh hải quân Thái Lan 69 tuổi đã bắn chết bạn cũ ngày xưa vì vẫn 'găm' chuyện bị người đó bắt nạt từ 53 năm trước.

>>Lời Phật dạy về việc hóa giải hận thù  

Bài liên quan

Cụ thể đó là một cựu binh hải quân Thái Lan, ông Thanapat Anakesri khi cùng dự tiệc họp lớp cuối tuần qua ở tỉnh Ang Thong, miền trung Thái Lan, đã nhớ lại chuyện cũ từng bị bạn bắt nạt ở lớp học cũ lúc 16 tuổi và sau khi đôi co cùng "đương sự" nay cũng đã đã gần 70 tuổi, ông Suthat Kosayamatã đã dùng súng bắn bạn đồng học - nạn nhân tử vong ở bệnh viện, kẻ thủ ác bị tòa án truy nã vì lẩn trốn. Sự việc diễn ra khiến người chủ tiệc, cũng cùng lớp, cho thấy mọi người đều bị sốc vì không ngờ sự thù hận dai dẳng đến như thế.

Thời gian 53 năm không hề ngắn so với một đời người, vậy mà chuyện bắt nạt học đường sống dai dẳng và sinh lời sinh lãi như một cái cây gặp đất tốt, kết tụ hoa trái độc hại như thế. Trong một thế giới hàng giờ hàng phút báo chí mệt nhoài chạy tin tai nạn, án mạng, hỉ nộ ái ố chém giết ăn thua, vụ án ở buổi họp lớp bên Thái vẫn nổi bật bởi sự khủng khiếp của thù hận như con vi rút đặc biệt sống sót và lớn lên sinh sôi qua hơn nửa thế kỷ thăng trầm biến động. Chuyện này thực sự đáng suy ngẫm nhiều... 

Ông Thanapat Anakesri (khoanh tròn bên phải) và ông Suthat Kosayamat (khoanh tròn bên trái): Ảnh: DAILY MAIL

Ông Thanapat Anakesri (khoanh tròn bên phải) và ông Suthat Kosayamat (khoanh tròn bên trái): Ảnh: DAILY MAIL

Bài liên quan

Tôi lại có chuyện để nhớ, cũng từ thời đi học, hồi lớp 5 trường làng: bạn tôi, một cậu trai con một được chăm sóc tốt bởi cha là một cựu quân nhân và người mẹ kế mẫu mực trong một gia đình nề nếp dù đơn sơ song vẫn kín cổng cao tường. Thời đó chuyện thành tích vẫn còn thực chất, duy xếp hạng hàng tháng đã lớn lao với tụi tôi, tranh hạng ba tư đã không kém...bóng đá thế vận hội! Chúng tôi ganh đua nhau kiểu trẻ con, có khích bác ghen tị lời to tiếng nhỏ. Chút danh còm học sinh giỏi của tôi mang lại không ít phiền lòng. Bạn tôi, khi uất ức tức giận tích cóp đầy đủ, hẹn "hết tiết cuối ở lại": trong một phòng trống vắng vì hết giờ, với một nhân chứng cũng là bạn học cùng lớp làm...khán giả, bạn tôi nói: anh (vì tôi lớn hơn) phải đứng cho em chọi dép mới huề! Không rõ rệt "huề" chuyện gì, nhưng tôi...vẫn đứng cho bạn chọi dép! Chuyện thật, bây giờ nhớ lại chợt giật mình: nếu không khổ kế hóa giải, biết đâu vi rút hận thù của học trò sinh sôi rồi bùng nổ khủng khiếp như chuyện bên Thái Lan?

Về tâm lý học, sự thù hận ghen ghét ác ý, cảm xúc tình cảm tiêu cực, tùy từng người có đời sống khác nhau song đều có hại cho tinh thần tư tưởng cá nhân và ảnh hưởng xung quanh. Có người do thụ hưởng tốt nền giáo dục gia đình hay sách vở hay do phẩm chất đạo đức ưu việt, hoặc  niềm tin tôn giáo (nhấn mạnh), tự hóa giải thù hận đố kỵ bằng lòng vị tha, độ lượng, quân tử... Cũng có người nuôi dưỡng làm sinh lãi sinh lời thù hận như trường hợp đang nói đến. Cố nhân từng khuyên: chuyện lớn hãy biến thành nhỏ, chuyện nhỏ thành nhỏ hơn và ... như phép đơn giản hóa trong toán học để quy đồng. Vụ nổ súng trong không khí họp lớp ấm cúng bên Thái không theo phép giản lược ấy của toán học!

Vì vậy, hóa giải hận thù là đi ngược chiều sinh tử, trở về nguồn cội bình an. Ảnh minh họa

Vì vậy, hóa giải hận thù là đi ngược chiều sinh tử, trở về nguồn cội bình an. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Phật giáo đặc biệt chú ý giáo dục tín đồ về chữ sân, sân hận, giáo huấn câu thúc thân tâm, kiểm soát kiềm chế và hóa giải  bằng lòng từ bi kham nhẫn giữ gìn từng ý vi tế trong suy nghĩ lời nói, trọng nhân mạnh sinh linh vạn vật từ côn trùng cây cỏ; vụ giết người vì thù hận đã 53 năm bên Thái, một xứ sở phật giáo, đáng bị lên án và không thể biện minh.

Ý nghĩa cảnh báo của vụ án đi cùng lại vô cùng lớn: Hãy cẩn trọng với sự hận thù, từng lời nói hành vi phải được kiểm soát và quản trị tốt nhất để không tạo nên vết hằn thù hận. Có khi một lời nói vô ý lại bị suy diễn tai hại ngoài chủ ý người phát ngôn vụng về, như dân gian thường nói: người nói không có ý song người nghe có ý, một tàn lửa nhỏ gây nên đám cháy to!

Vụ án càng cho thấy giá trị giáo dục của Phật giáo, về giữ gìn thân khẩu ý trong giao tế và sinh tồn đẻ có sự an toàn và hạnh phúc trong hiện thời và hướng đến giác ngộ giải thoát trong muôn đời.

Vụ án trên là một cảnh tỉnh kinh hoàng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm