Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 25/11/2019, 06:16 AM

Phật giáo như là một triết học hay một tôn giáo

Triết lý siêu việt của đạo Phật đã trở thành một trong những đỉnh cao tư tưởng của lịch sử triết học Đông phương cũng như Tây phương. Phật giáo đã vượt ra khỏi một tôn giáo và là một tư tưởng triết học.

 >>Tư liệu nghiên cứu Phật giáo

Phật giáo như là một tôn giáo:

Bài liên quan

Nếu hiểu tôn giáo hay đạo (religion) là niềm tin tuyệt đối vào Thượng đế (God), là đấng sáng tạo (creator) ra vũ trụ, và có nhiều quyền lực toàn năng để người theo đạo đó tôn thờ thì ở Tây phương có các đạo như Đạo Thiên Chúa (Catholicism), Đạo Cơ Đốc (Christianity), Đạo Do Thái (Judaism), Đạo Hồi (Islam). Các đạo này là đạo thờ có một Thần hay gọi là các tôn giáo độc thần (monotheistic religions). Còn ở Ấn Độ thì có Ấn Độ giáo (Hinduism) thờ nhiều thần hay đạo đa thần (polytheistic religion). Như vậy Phật giáo không được coi là một tôn giáo, bởi vì:

- Phật giáo không tin có Thượng đế (God), không tin có Đấng Sáng Tạo (creator) ra vũ trụ và kiểm soát số phận định mệnh của nhân loại.

Phật giáo không tin có Thượng đế (God), không tin có Đấng Sáng Tạo (creator) ra vũ trụ và kiểm soát số phận định mệnh của nhân loại.

Phật giáo không tin có Thượng đế (God), không tin có Đấng Sáng Tạo (creator) ra vũ trụ và kiểm soát số phận định mệnh của nhân loại.

Đức Phật là một con người lịch sử (historical person). Ngài không bao giờ tự xưng mình là Thượng đế, không bao giờ tự xưng mình là Đấng Sáng Tạo ra vũ trụ.

Bài liên quan

Phật giáo không chấp nhận ở đức tin mù quáng và tuyệt đối. Phật giáo khuyên mọi người đừng thụ động chấp nhận những điều gì bạn đã đọc hay nghe, và cũng đừng tự động phản đối các điều đó ngay. Người nghiên cứu đạo Phật cũng như người Phật tử cần phải dùng trí tuệ của mình để phán đoán các điều ấy.

Đức Phật đã từng dạy: “Đừng chấp nhận bất cứ ta nói một cách thụ động và dể dàng bởi vì đó là lời ta nói ra, bởi vì đệ tử kính trọng ta, nhưng đệ tử phải suy xét, phán đoán các điều ấy. Sau khi khảo sát các lời dạy của ta, nếu đệ tử thấy đó là điều đúng thì mới thực hành, còn nếu không đúng thì đừng nghe và làm theo.”

Nếu hiểu tôn giáo là niềm tin vào đạo lý và sự thực hành các nghi lể, tục lệ và tổ chức của một nhóm người, của một tổ chức thì Phật giáo là một tôn giáo cũng như các tôn giáo khác như đạo Thiên Chúa, đạo Do Thái, đạo Hồi , Ấn Độ giáo v...v…

Đức Phật đã từng dạy: “Đừng chấp nhận bất cứ ta nói một cách thụ động và dể dàng bởi vì đó là lời ta nói ra, bởi vì đệ tử kính trọng ta, nhưng đệ tử phải suy xét, phán đoán các điều ấy. Sau khi khảo sát các lời dạy của ta, nếu đệ tử thấy đó là điều đúng thì mới thực hành, còn nếu không đúng thì đừng nghe và làm theo.”

Đức Phật đã từng dạy: “Đừng chấp nhận bất cứ ta nói một cách thụ động và dể dàng bởi vì đó là lời ta nói ra, bởi vì đệ tử kính trọng ta, nhưng đệ tử phải suy xét, phán đoán các điều ấy. Sau khi khảo sát các lời dạy của ta, nếu đệ tử thấy đó là điều đúng thì mới thực hành, còn nếu không đúng thì đừng nghe và làm theo.”

 Phật giáo như là một Triết học

Bài liên quan

Nghiên cứu triết học nhằm giúp ta phán đoán và đi tìm chân lý, đi tìm sự thật. Điều nầy không có nghĩa là lúc nào ta cũng tìm được sự thật, nhưng có điều chắc chắn rằng mục đích của chúng ta là đi tìm sự thật.

Nói cách khác, nếu hiểu triết học là sự yêu mến trí tuệ giác ngộ thì Phật giáo là một triết học, bởi vì Phật giáo đã: - hướng dẩn ta nhận thức sáng suốt về các hành động và tư tưởng của ta; giúp ta phát triển trí tuệ giác ngộ, sự hiểu biết chân lý.

Ở trong quyển Anguttara Nikaya (Tăng nhất tập) có đoạn ghi lời Đức Phật như sau: “Đừng tin tưởng những điều gì dựa vào tập quán , những bài văn viết lưu truyền lại. Đừng tin những gì được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Đừng tin tưởng những điều gì do các bậc thánh nhân, giáo chủ nói lại. Ngay cả đừng tin tưởng vào những điều mà thầy học của mình, tôn sư của mình nóí ra.  Điều quan trọng là chúng ta phải kiểm nghiệm những lời nói, những điều do các bậc nêu trên dạy, ta phải nhận rõ đâu là chỗ đúng, đâu là chỗ sai, đâu là điều có lợi cho mình, cho kẻ khác. Các đệ tử hãy lấy đó làm tiêu chuẩn sống ở trong cuộc đời nầy.”

Nghiên cứu triết học nhằm giúp ta phán đoán và đi tìm chân lý, đi tìm sự thật. Điều nầy không có nghĩa là lúc nào ta cũng tìm được sự thật, nhưng có điều chắc chắn rằng mục đích của chúng ta là đi tìm sự thật.

Nghiên cứu triết học nhằm giúp ta phán đoán và đi tìm chân lý, đi tìm sự thật. Điều nầy không có nghĩa là lúc nào ta cũng tìm được sự thật, nhưng có điều chắc chắn rằng mục đích của chúng ta là đi tìm sự thật.

Lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như của các nhà tư tưởng Phật giáo sau nầy đều chú trọng đến sự khảo sát nghiên cứu điều gì cũng hết sức kỹ lưỡng, hợp lý. Đây chính là những điều cơ bản của các triết gia Tây phương, triết gia Ấn Độ làm nền tảng cho các lý luận của mình. Như vậy, Phật giáo được coi như là một triết học, do đó Đức Phật được kính trọng như là một triết gia lớn(the Great Philosopher)/ một nhà tư tưởng lớn (the Great thinker). Triết gia là người theo đuổi chân lý (Philosopher goes in pursuit of truth) đã khám phá được chân lý và truyền bá chân lý nầy cho người khác.

Bài liên quan

Để nghiên cứu Phật giáo như là một triết học, chúng ta sẽ nghiên cứu các tư tưởng tôn giáo có trước khi Đức Phật ra đời và có cùng thời với Đức Phật, các lời dạy của Đức Phật, các lý thuyết triết học và các lý luận của các luận sư Phật giáo sau ngày Đức Phật nhập Niết bàn. Như vậy, chúng ta sẽ không đi sâu vào việc tìm hiểu các giới luật của tăng đoàn (Buddhist monastic order of Sangha) gồm có Tăng và Ni. Chúng ta cũng không đi sâu vào các bài viết có tính đại chúng (popular writing ) nhằm soạn giảng các bài học luân lý cho các thính giả bình thường . Dĩ nhiên, chúng ta sẽ không tìm hiểu các kiến trúc, điêu khắc, tranh vẽ Phật giáo ở đây.Các điều nầy đã được trình bày trong các bài viết hay trong các sách khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu lời dạy của Đức Phật và sự khai triển lời dạy nầy bởi các luận gia Phật giáo.Những phán đoán thuần lý và lý luận của các vị nầy, những kết luận về quan điểm của họ. Từ đó, chúng ta sẽ nhận rõ chân lý của lời Phật dạy.

Chúng ta thấy có nhiều nơi sử dụng danh từ “Phật giáo” và “Phật học” (Buddhist studies) gần như đồng nghĩa. Tuy nhiên hai danh từ này có chổ phân biệt tế nhị: - Phật giáo ý chỉ yếu tố tôn giáo của đạo Phật, còn Phật học ý chỉ yếu tố triết học, sự nghiên cứu về đạo Phật, về học thuyết của đạo Phật.

Chúng ta thấy có nhiều nơi sử dụng danh từ “Phật giáo” và “Phật học” (Buddhist studies) gần như đồng nghĩa. Tuy nhiên hai danh từ này có chổ phân biệt tế nhị: - Phật giáo ý chỉ yếu tố tôn giáo của đạo Phật, còn Phật học ý chỉ yếu tố triết học, sự nghiên cứu về đạo Phật, về học thuyết của đạo Phật.

Bài liên quan

Trong lời dạy của Đức Phật mà các nhà tư tưởng Phật giáo thường dựa vào quan niệm về thế giới tự nhiên thì có điểm không đúng với khoa học tự nhiên ngày nay. Thí dụ như quan niệm các vật thể thông thường như đá, bàn ghế đều do bốn nguyên tử khác nhau cấu thành: đất, không khí, nước và lửa (earth, air, water, fire). Trong triết học cổ đại của Hy Lạp cũng có quan niệm tương tự.Các triết gia ngày xưa , gọi nước là một yếu tố, họ đã nghĩ rằng chỉ có một chất căn bản là chất lỏng. Ngày nay, có sự phân biệt giữa nước (H2O) với rượu, ethyl ( ethyl alcohol) trong hai loại nầy có yếu tố lửa ( fire element) ở mức độ khác nhau. Hơn nữa, vật chất được cấu tạo bởi nhiều yếu tố hơn là 4 yếu tố trên. Ngay cả yếu tố màu sắc (color) cũng không do 4 yếu tố trên cấu thành.

Như vậy, triết lý Phật giáo có bị lỗi thời trước quan niệm của khoa học về thế giới tự nhiên hay không?

Tôi xin trả lời rằng triết lý Phật giáo vẫn là tư tưởng đáng tôn trọng. Thật vậy, khi nghiên cứu triết học cổ đại của Hy Lạp, triết gia Aristotle ( Hy Lạp 384 Công nguyên -322 CN) tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ (the earth is the center of the universe ) . Ngày nay, chúng ta biết điều nầy là sai lầm, nhưng Aristotle vẫn được tôn trọng là một triết gia quan trọng trong lịch sử triết học Tây phương. Trong việc nghiên cứu triết học cổ đại, chúng ta sẽ bỏ qua những phần trái với kiến thức khoa học hiện đại và chúng ta sẽ chú trọng vào các phần còn lại.

Đạo Phật lúc mới đầu là một triết học, nhưng dần dần dân tộc Ấn độ biến đạo Phật thành một tôn giáo. Rồi tôn giáo này được truyền bá qua các nước Á Châu như Tây Tạng, Trung Hoa, Sri Lanka, Miến Điện, Đại Hàn, Việt Nam, Nhật Bản… và các nước Tây phương như Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Canada, Úc …

Đạo Phật lúc mới đầu là một triết học, nhưng dần dần dân tộc Ấn độ biến đạo Phật thành một tôn giáo. Rồi tôn giáo này được truyền bá qua các nước Á Châu như Tây Tạng, Trung Hoa, Sri Lanka, Miến Điện, Đại Hàn, Việt Nam, Nhật Bản… và các nước Tây phương như Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Canada, Úc …

Khi nghiên cứu “Phật giáo như là một triết học”, chúng ta sẽ nghiên cứu các lãnh vực triết học chính yếu của Phật giáo như sau: -Vũ trụ luận, Nhận Thức luận, Nhân minh luận hay luận lý học, Luân lý luận hay Đạo đức học , Giải thoát luận hay con đường giải thoát của đạo Phật.

Bài liên quan

Chúng ta thấy có nhiều nơi sử dụng danh từ “Phật giáo” và “Phật học” (Buddhist studies) gần như đồng nghĩa. Tuy nhiên hai danh từ này có chổ phân biệt tế nhị: - Phật giáo ý chỉ yếu tố tôn giáo của đạo Phật, còn Phật học ý chỉ yếu tố triết học, sự nghiên cứu về đạo Phật, về học thuyết của đạo Phật.

Trong suốt 45 năm thuyết pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã không viết một chữ nào về các lời giảng dạy của Ngài. Tương tự như vậy, các Triết gia Trung Hoa sống đồng thời với Thích Ca như Khổng tử, Lảo tử cũng đã không để lại một chữ viết nào về các lời dạy của các Ngài. Lời dạy của Thích Ca được truyền khẩu qua nhiều thế hệ. Khoảng 500 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết Bàn thì Giáo đoàn (Sangha) mới bắt đầu tập hợp lại các lời dạy của Ngài, và ghi lại các lời dạy này trong các cuốn Phật kinh (Sutra) căn cứ vào ký ức của các bậc trưởng thượng. Những lời nói trong kinh văn có nhiều nơi khó hiểu, đôi khi hầu như không thể hiểu được vì các bản văn ghi lại quá giản lược, và chỉ trở nên dể hiểu, chỉ trở nên một tư tưởng triết học thâm sâu nhờ sự soi sáng bằng các bài bình giảng văn chương, các bài nghị luận triết học của các bậc học giả có trí tuệ, các vị này còn tìm hiểu và khai phá những ý tưởng thăng trầm ẩn tàng trong các kinh điển ấy.

Khi nghiên cứu “Phật giáo như là một triết học”, chúng ta sẽ nghiên cứu các lãnh vực triết học chính yếu của Phật giáo như sau: -Vũ trụ luận, Nhận Thức luận, Nhân minh luận hay luận lý học, Luân lý luận hay Đạo đức học , Giải thoát luận hay con đường giải thoát của đạo Phật.

Khi nghiên cứu “Phật giáo như là một triết học”, chúng ta sẽ nghiên cứu các lãnh vực triết học chính yếu của Phật giáo như sau: -Vũ trụ luận, Nhận Thức luận, Nhân minh luận hay luận lý học, Luân lý luận hay Đạo đức học , Giải thoát luận hay con đường giải thoát của đạo Phật.

Bài liên quan

Đạo Phật không lưu lại một kinh điển do chính Thích Ca Mâu Ni viết bằng một văn tự nào; đây có thể là một ưu điểm, và có thể là một may mắn cho tư tưởng Phật giáo. Điều này giúp cho tư tưởng Phật giáo không bị dính chặt vào văn tự, nhờ thế các nhà diễn giải, các luận sư  đã làm rực rỡ, và đã điểm tô Triết học Phật giáo thành rừng Triết học đầy kỳ hoa dị thảo. Do đó, khi nghiên cứu tư tưởng Phật giáo, người học Phật cần đem sự hiểu biết, trí tuệ của mình để có thể thấu hiểu cái triết lý thâm sâu và siêu việt này.

Đạo Phật lúc mới đầu là một triết học, nhưng dần dần dân tộc Ấn độ biến đạo Phật thành một tôn giáo. Rồi tôn giáo này được truyền bá qua các nước Á Châu như Tây Tạng, Trung Hoa, Sri Lanka, Miến Điện, Đại Hàn, Việt Nam, Nhật Bản… và các nước Tây phương như Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Canada, Úc … Ngày nay với sự phát triển vượt bực, đạo Phật đã trở thành một trong những tôn giáo lớn của thế giới. Đạo Phật đứng hàng thứ tư sau Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Ấn độ giáo. Triết lý siêu việt của đạo Phật đã trở thành một trong những đỉnh cao tư tưởng của lịch sử triết học Đông phương cũng như Tây phương. Phật giáo đã vượt ra khỏi một tôn giáo và là một tư tưởng triết học.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm