Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 18/12/2019, 09:49 AM

Một nén tâm hương

Ngày đầu năm đã tới, hãy tạm gác mọi bức xúc của cuộc sống thường ngày, noi gương mẹ cha thắp nén hương thơm trước bàn thờ gia tiên - hay giản dị hơn, đốt nén tâm hương sẵn có trong lòng mỗi người, để ngưỡng vọng tổ tiên, cùng hướng về nguồn cội.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Tâm linh Việt 

Bài liên quan

Năm nào cũng vậy, gần đến Tết là nhộn nhạo cảnh chen lấn mua vé tàu xe ở các đầu mối giao thông lớn, đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngành giao thông vận tải năm nào cũng cố gắng mà không sao giải quyết xuể. Nghĩ đến cùng, âu cũng là chuyện bình thường. Cơ sở hạ tầng, đường sá, phương tiện giao thông... chỉ có thế, càng thêm bất cập trước nhu cầu tăng đột biến tập trung vào một số ngày. Và như quy luật, trước Tết chen lấn khách đi. Sau Tết, sẽ theo chiều ngược lại...

Cảnh tàu xe chen chúc vào các dịp lễ hội, đâu chỉ có riêng ở nước ta.

Mọi bực bội rồi sẽ lắng dịu dần khi cuối cùng bạn thở phào vì kiếm được một chỗ ngồi, nằm hay đứng trên phương tiện di chuyển. Mọi gian nan, bức bối trước lúc khởi hành và trong suốt chuyến đi rồi tự nhiên tan biến, khi bạn được đặt chân xuống mảnh đất làng quê, được bát những nẻo phố bụi bặm cái thị trấn nghèo. Để sà vào vòng tay người thân. Để thắp một nén hương trước bàn thờ gia tộc. Để quây quần quanh mâm cơm gia đình, chia sẻ các món bà mẹ già lụi cụi sắm sanh từ trước Tết cùng với những thứ bạn ký cóp mang về từ đất khách. Để ríu rít huyên thuyên khoe bộ cánh với mấy đứa bạn thuở ấu thơ. Để giận buồn hờn dỗi cùng ai đó. Cũng có thể, để thẩn thơ chẳng làm gì...

Thờ cúng tổ tiên đối với người Việt ta không chỉ là hướng về quá khứ, hoài niệm những cái đã qua, mà còn (chủ yếu) là ngóng về tương lai với ước vọng lưu truyền nòi giống, sao cho dòng tộc vinh hiển, đất nước mạnh giàu, dân tộc rạng rỡ trường tồn.

Thờ cúng tổ tiên đối với người Việt ta không chỉ là hướng về quá khứ, hoài niệm những cái đã qua, mà còn (chủ yếu) là ngóng về tương lai với ước vọng lưu truyền nòi giống, sao cho dòng tộc vinh hiển, đất nước mạnh giàu, dân tộc rạng rỡ trường tồn.

Một nét văn hóa truyền thống đẹp của người Việt Nam ta là bất kỳ đi đâu, sinh sống ở đâu, cuộc đời may mắn hoặc rủi ro, giàu sang hay gian khó, không ai thôi đau đáu trong lòng nỗi nhớ quê hương. Giữa xô bồ cuộc sống nơi đất khách, không ai không đôi lần nghĩ về xóm làng, phố cũ, tổ tiên, gia tộc... Những Việt kiều thành đạt ở nước ngoài, cuộc sống hiện đại hết mực phong lưu, vậy mà đôi khi vẫn cảm thấy như thiếu thốn một cái gì. Vẫn náo nức tìm dịp trở về nơi biết chắc là rồi mình sẽ... lãnh đủ thứ thiếu tiện nghi, bực dọc, phá vỡ nếp sống thường ngày. “Cái gì” ấy là một truyền thống của giống nòi. “Cái gì” ấy là biểu hiện văn hóa Việt, ngày thường tưởng trầm lắng đâu trong chiều sâu tâm tưởng. Vì vậy người Việt Nam ta cho dù đi đâu, về đâu, đối với quê hương xứ sở, đá mòn song dạ chẳng mòn...

Bài liên quan

Thời cổ đại, người Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác, do chưa đủ kiến thức lý giải những hiện tượng trong tự nhiên và môi trường sống, cho rằng mọi vật thể, mọi đổi thay đều chịu sự chi phối, điều hành của thần linh. Các cụ sẵn sàng kính cẩn phụng thờ mọi thứ: hang sâu, núi hiểm, thác dữ cho tới gốc cây, tảng đá, bến đò ngang thường ngày lại qua. Các cụ nhìn vào đâu cũng thấy có thần. Mà thần linh mỗi nơi mỗi khác. Người vùng này đôi khi báng bổ thần linh vùng kia. Tuy nhiên đối với tất cả mọi người, có một cái chung nhất, phổ biến nhất, cao cả nhất, một “thần uy” không ai không kính cẩn tôn thờ, đó là anh linh tiên tổ.

Các nhà truyền giáo phương Tây đầu tiên đến nước ta từ những nền văn minh khác thế kỷ 16-17, cho dù đến Đàng Trong hay ra Đàng Ngoài, tới đâu cũng có ấn tượng mạnh về tục thờ cũng tổ tiên của người Việt. Đây là cái căn cơ để sự tưởng nhớ, tôn vinh tiên tổ có từ ngàn xưa sẽ mãi tồn tại trong tâm linh chúng ta, cho dù mỗi người có thể nhìn nhận thế giới khách quan mỗi cách, mỗi người còn có những niềm tin khác nữa.

Thờ cúng tổ tiên không chỉ là mỹ tục. Nó có ý nghĩa cao cả hơn ngàn vạn lần. Vừa là nếp sống vừa là tâm linh.

Thờ cúng tổ tiên không chỉ là mỹ tục. Nó có ý nghĩa cao cả hơn ngàn vạn lần. Vừa là nếp sống vừa là tâm linh.

Bài liên quan

Cúng vái gia tiên ngày giỗ, ngày Tết không phải chúng ta lo cung phụng để ông bà khỏi chịu cảnh bất hạnh “vật vờ... như ma đói”. Nó hàm chứa ý nghĩa sâu xa hơn nhiều, là ghi nhớ công ơn sinh thành. Thờ cúng tổ tiên đối với người Việt ta không chỉ là hướng về quá khứ, hoài niệm những cái đã qua, mà còn (chủ yếu) là ngóng về tương lai với ước vọng lưu truyền nòi giống, sao cho dòng tộc vinh hiển, đất nước mạnh giàu, dân tộc rạng rỡ trường tồn.

Thờ cúng tổ tiên không chỉ là mỹ tục. Nó có ý nghĩa cao cả hơn ngàn vạn lần. Vừa là nếp sống vừa là tâm linh. Vậy thì, hỡi người bạn của tôi, cho dù bạn có tín ngưỡng hay theo thuyết vô thần, bạn quanh quẩn nơi đồng ruộng làng quê hay bôn ba khắp nẻo, ngày đầu năm đã tới, Xuân đã về. Hãy tạm gác mọi bức xúc của cuộc sống thường ngày, noi gương mẹ cha thắp nén hương thơm trước bàn thờ gia tiên - hay giản dị hơn, đốt nén tâm hương sẵn có trong lòng mỗi người, để ngưỡng vọng tổ tiên, cùng hướng về nguồn cội với ước vọng: vì sự trường tồn của dân, của nước.

Nguồn: VOV

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Rằm tháng 7 cúng gì cho đúng pháp và có phúc báu?

Tâm linh Việt 08:13 16/08/2024

Rằm tháng 7 cúng gì cho đầy đủ và đúng pháp chắc hẳn đang là câu hỏi khiến nhiều Phật tử băn khoăn. Vậy mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nên chuẩn bị những gì để được nhiều lợi ích và phúc báu?

Xem thêm