Thứ ba, 24/12/2019, 17:06 PM

Một nhà sư Khmer nhiệt tâm tự học và nghiên cứu Phật pháp

Hôm nay tôi đủ duyên đảnh lễ lần thứ hai một quý Sư Nam Tông Khmer ở phòng khách chùa Mới Hòa Bình. Quý sư Hima Dhammo (Sơn So Khol) tiếp mạch dòng chảy cuộc đời tu học đã được Sư thân mật chia sẻ ở lần đầu.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Chân dung từ bi 

Đặc điểm chung của mọi quý Tăng Ni thuộc mọi hệ phái mưu cầu ánh sáng Phật pháp, sự đạt ngộ và dấn thân hành thiện; cái riêng ở quý sư Sơn So Khol ở chỗ nhiệt tâm tìm hiểu, tự học cả Phật pháp lẫn văn hóa liên tục bất chấp khó khăn, nghịch duyên. Thành quả sự ấp ủ tự học tự nghiên cứu suy tư khoa học và chiêm nghiệm Phật pháp đã hiển lộ bởi một quyển “kinh cầu an” dày hơn 200 trang tự biên soạn, công phu tích lũy tài chính, đánh máy in ấn và tùy duyên ấn tống phục vụ bà con có niềm tin Phật pháp trong cộng đồng Khmer.

Bài liên quan

Quyển kinh ấy thực ra gồm hai phần: 1. Tập hợp kinh cầu an đúng truyền thống phật giáo nguyên thủy, cụ thể - của hệ phái nam tông khmer được tập hợp đối chứng biên tập trung thành nguyên mẫu. 2. Sưu tầm mang tính văn hóa dân tộc và phật giáo có tính tập quán, nghi thức phục vụ công việc tâm linh cầu an diễn ra với phông văn hóa Khmer từ nghìn năm trước. Tuy rằng phần thứ 2 về số trang in chỉ chiếm chừng 10% toàn bộ quyển in ban đầu (được coi như bản thảo thứ hai vì chưa xuất bản chính thức) nhưng chiếm nhiều công sức sưu tầm tập hợp biên soạn và là sự lấp lánh vốn quý văn hóa dân tộc Khmer giúp sự hình dung bức tranh tín ngưỡng tôn giáo văn hóa mang tính dân tộc học của người Khmer thời xa xưa trở nên dễ dàng hơn xét trong phạm vi nghi thức cầu an, và các nghi thức cầu an được diễn ra gần gũi với truyền thống hơn - đấy là tâm đắc của tác giả, quý Sư Sơn So Khol.

Càng trân quý lao động trí tuệ của quý sư khi biết nhiều phần công việc được thực hiện để có quyển sách (bản thảo) “kinh cầu an” được tiến hành bởi việc dịch văn bản tiếng Pali sang tiếng Khmer - công việc không hề nhẹ nhàng.

Quý sư Hima Dhammo (Sơn So Khol)

Quý sư Hima Dhammo (Sơn So Khol)

Bài liên quan

Bên cạnh “Kinh cầu an”, quý Sư Sơn So Khol đã có những đứa con tinh thần - theo một cách nói bên văn học - với đường hướng tập hợp biên tập, dịch thuật như đang nói đến với kinh cầu an, trong đấy mới nhất chính quyển “trú trì” theo truyền thống Phật giáo Khmer. Toàn bộ công việc của quý sư có một lý tưởng đáng trân trọng gom nhặt vốn cổ của văn hóa Khmer, Phật giáo Nam Tông Khmer, vừa mang tính văn hóa - lịch sử - Phật học, vừa mang giá trị thế học lẫn Phật học.

Trong khung cảnh rộng thoáng đãng và trang nghiêm của cụm công trình Phật giáo đặc sắc của Nam tông Khmer – chùa Mới Hòa Bình, công việc chuẩn bị đón xuân đang diễn ra đầy sinh khí bên các chậu cây cảnh, các khối vật tư, tôi nghiêm cẩn xin thủ bút đề tặng của quý Sư Sơn So Khol vào quyển “Kinh cầu an” và hạnh phúc chào từ biệt, mang quà tặng thiêng về. Sư cũng cho biết tính từ 2017 đến nay, chừng 400 quyển như thế đã được in ấn, phổ biến.

Xét trong hoàn cảnh đời sống quý Sư Nam Tông Khmer, cộng đồng bà con dân tộc Khmer, công việc tự nghiên cứu và đóng góp như đang nói đến của Sư Sơn So Khol thực sự đáng đề cao, học tập.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1

Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024

Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế

Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024

Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.

Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam

Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024

Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.

Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất

Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024

Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.

Xem thêm