Mùa an cư suy niệm về phước báo lớn nhất của người tu
Người ta đánh mất thời gian và sức khỏe để xây dựng những thứ mà sau khi chết họ phải để lại tất cả. Chúng ta dành thời gian và sức khỏe để vun đắp những thứ cho ngày mai chúng ta có thể mang theo.
Phước báo lớn nhất của người tu là ra khỏi mọi ràng buộc thế gian, không bị tham ái chi phối buộc ràng. Người xuất gia (người tại gia mà tâm xuất gia thì cũng được kể là người xuất gia) có thể đi bất cứ nơi đâu, ở bất cứ nơi nào...mà không bị chuyện nhớ thương, lo lắng, sợ hãi chi phối...Như vậy đã đủ hạnh phúc an vui trong cõi sinh tử này rồi.
Huống gì người xuất gia luôn có nhiều thời gian để thực hành pháp (hành thiền) việc giữ giới lại càng dễ dàng hơn. Nếu người xuất gia chỉ với mục đích giải thoát, tránh xa môi trường danh lợi, quyền lực, không chạy theo lợi dưỡng thế gian, không dua nịnh kẻ giàu có.... thì Tâm thường ngay thẳng chánh trực. Sống biết đủ, tri túc, ẩn dật qua ngày để chuyên tâm tu niệm, thì không có chuyện phiền hà thị phi qua lại.
Đức Phật dạy gì trong mùa an cư cuối cùng?
Người xuất gia Tâm luôn thanh thản an nhàn, bởi không còn liên luỵ đến ai, cũng không còn lo sợ bất cứ điều gì.! Một mình một bóng như con chim bay giữa bầu trời xanh.
Sự thiếu thốn? Biết đủ chính là cơ hội cho người xuất gia kiên chí tu hành, ở một mình (độc cư) là sự an ổn hạnh phúc cho Thân và Tâm thực hành pháp, người tu vượt qua khỏi cảm giác cô đơn trống vắng là người đã chiến thắng mọi tham ái, không dựa dẫm lệ thuộc vào bất cứ những thứ gì bên ngoài , sống tuỳ duyên là một sự giải thoát thật sự.
Tôi không mơ có Chùa to Phật lớn, tôi không mơ có xe sang, quyền lực, tôi không mơ có danh lợi vinh quang, tôi không mơ có bổn đạo đông nhiều .....tôi không mơ trở thành người nổi tiếng
Tôi chỉ muốn có thời gian hành thiền.
Tôi chỉ muốn có không gian yên tĩnh.
Như vậy là một Phước báo lớn cho người xuất gia tu tập, xây dựng cả sự nghiệp một hành trang trong ngày về bản xứ. Chúng ta đừng lo sợ thiếu thốn nghèo nàn, chúng ta đừng lo sợ bất cứ điều gì? Chỉ lo sợ sau khi chết không có gì để đem theo.
Người ta đánh mất thời gian và sức khỏe để xây dựng những thứ mà sau khi chết họ phải để lại tất cả. Chúng ta dành thời gian và sức khỏe để vun đắp những thứ cho ngày mai chúng ta có thể mang theo.
- Tìm Phật nơi nào?
- Nơi cõi mê
Trăng lòng chưa rạng bởi mây che
Chỉ trong Giác niệm xoay nhìn lại
Thoáng chốc đài sen đã cận kề.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm