Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 04/05/2023, 09:30 AM

Mười điều thù thắng ở cõi Tây Phương Cực Lạc

Kinh Đại A-di-đà chép rằng: “Ở cõi nước của Phật A-di-đà, tất cả giảng đường, tinh xá đều tự nhiên hình thành bằng bảy món báu. Lại có bảy món báu làm thành lầu đài, lan can… thù thắng hơn gấp trăm ngàn lần so với cung điện của Thiên đế ở cõi trời Tha hóa tự tại nơi thế giới Ta-bà này.

1. Hóa sinh từ hoa sen, khác biệt với cõi Ta-bà sinh trưởng từ bào thai.

2. Sinh ra liền được tướng hảo đoan nghiêm, khác biệt với cõi Ta-bà thọ thân xương thịt ô uế.

3. Mặt đất khắp nơi bằng vàng ròng, khác biệt với cõi Ta-bà đất cát dơ nhớp.

4. Y phục và thức ăn tự nhiên hóa hiện, khác biệt với cõi Ta-bà thường chịu khổ đói rét.

5. Cung điện tùy ý hiện ra, khác biệt với cõi Ta-bà phải vất vả xây dựng.

6. Tùy ý đi lại giữa hư không, khác biệt với cõi Ta-bà thân như túi da chứa đầy bệnh khổ.

7. Được sống chung cùng bạn lành yêu kính, khác biệt với cõi Ta-bà oan gia thường đối mặt.

8. Tuổi thọ dài lâu không thể suy lường, khác biệt với cõi Ta bà sống chết ngắn ngủi trong gang tấc.

9. Vĩnh viễn không còn thối chuyển, khác biệt với cõi Ta-bà nghiệp duyên che chướng đường tu.

10. Được thọ ký sẽ thành Phật, khác biệt với cõi Ta-bà nhiều lần luân chuyển trong ba đường ác.

Bảy điều đáng tiếc nếu không được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc

3

- Từ điều thứ nhất đến điều thứ năm, so sánh giữa ô uế với thanh tịnh, khác biệt rất xa một trời một vực.

- Từ điều thứ nhất đến điều thứ tư và từ điều thứ sáu đến điều thứ mười, so sánh giữa khổ não với an vui, khác biệt rất xa một trời một vực.

- Các điều thứ tư, thứ năm, thứ chín và thứ mười, so sánh giữa đời sống dễ dàng với khó khăn, khác biệt rất xa một trời một vực.

- Nếu người giàu sang, hiện được mọi sự thọ dụng, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người nghèo khó, gia đình suy vi khổ lụy, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người có con, tông đường đã có thể phó thác, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người không con, sống cô độc không ràng buộc, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người có con hiếu, an ổn được sự phụng dưỡng, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người có con ngỗ nghịch, không sinh lòng thương yêu lưu luyến, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người được thân thể khỏe mạnh không bệnh tật, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người mắc phải bệnh tật, mạng sống mong manh trong sớm tối, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người cô quả, sống đơn chiếc không ràng buộc, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người bị tai nạn, gặp cảnh cùng khốn cùng, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người già yếu, mạng sống chẳng còn bao lâu, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người tuổi trẻ, tinh thần sáng suốt nhanh nhạy, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người sống an nhàn, trong lòng không bị điều gì quấy nhiễu, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu người bận rộn, thỉnh thoảng mới có một được đôi khi rảnh rỗi, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu là người xuất gia, sống vượt ngoài thế sự, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu là người tại gia, rõ biết ba cõi như căn nhà đang cháy. Cần phải thoát ra, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu là người thông minh trí tuệ, hiểu thấu ý nghĩa Kinh điển, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu là người ngu si đần độn, không có được bất kỳ khả năng gì khác, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu là người tu tập pháp thiền, ngộ ra được tất cả các pháp đều do tâm tạo, nhân đó rất nên niệm Phật.

- Nếu là người tu theo đạo tiên, cầu được sống lâu muôn tuổi, nhân đó rất nên niệm Phật.

Trích "An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người Niệm Phật Cầu Sanh Tịnh Độ".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm