Thứ năm, 20/01/2022, 10:38 AM

Mười lợi ích khi đọc tụng, kính lễ Địa Tạng Bồ tát

Vào đời vị lai, nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào ở nơi trú xứ của mình mà có Kinh điển này cùng hình tượng của Địa Tạng Bồ-tát, như người này lại có thể thường đọc tụng Kinh điển và cúng dường Địa Tạng Bồ-tát, thì con ngày đêm sẽ luôn dùng bổn thần lực mà hộ vệ người ấy.

 "... Những chúng sinh ở hiện tại nay và về vị lai sau. Nơi chỗ sạch sẽ ở phương nam trong cuộc đất của mình ở, dùng đất đá tre gỗ mà dựng cất cái khám cái thất. Trong đó có thể họa vẽ, cho đến đúc nắn, cung thỉnh hình tượng Ðịa Tạng Bồ Tát. Đốt hương cúng dường, chiêm lễ ngợi khen, thời chỗ người đó ở được mười điều lợi ích. Những gì là mười điều?

(1). Một là đất cát tốt mầu.

(2). Hai là nhà cửa an ổn mãi mãi.

(3). Ba là người đã chết được sanh lên cõi trời.

(4). Bốn là những người hiện còn hưởng sự lợi ích.

(5). Năm là cầu chi cũng toại ý cả.

(6). Sáu là không có tai họa về nước và lửa.

(7). Bảy là trừ sạch việc hư hao.

(8. Tám là dứt hẳn ác mộng.

(9). Chín là khi ra lúc vào có thần theo hộ vệ.

(10). Mười là thường gặp bực Thánh Nhơn.

Bạch đức Thế Tôn! Chúng sinh trong đời sau cùng hiện tại nay, nếu ở nơi phần đất của mình cư trụ mà có thể làm ra sự cúng dường Ngài Ðịa Tạng như thế, thời được sự lợi ích như vậy”.

Trong đời vị lai, nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào khi nghe danh hiệu của Địa Tạng Đại Bồ tát, mà chắp tay, tán thán ngài, đảnh lễ ngài, hay quyến luyến và kính mến ngài, người này sẽ siêu việt 30 kiếp tội.

Trong đời vị lai, nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào khi nghe danh hiệu của Địa Tạng Đại Bồ tát, mà chắp tay, tán thán ngài, đảnh lễ ngài, hay quyến luyến và kính mến ngài, người này sẽ siêu việt 30 kiếp tội.

Vị Kiên Lao Ðịa Thần lại bạch với đức Phật rằng:

“Bạch đức Thế Tôn! Trong đời sau này, như có người thiện nam kẻ thiện nữ nào ở trong chỗ của mình cư trú mà có kinh điển này cùng hình tượng của đức Ðịa Tạng Bồ Tát. Người đó lại có thể đọc tụng kinh điển này và cúng dường hình tượng của Bồ Tát. Thời con dùng thần lực của con thường hộ vệ người đó. Cho đến tất cả sự tai họa như nước, lửa, trộm, cướp, nạn lớn, nạn nhỏ, v.v… thảy đều tiêu sạch”.

Ðức Phật bảo Kiên Lao Ðịa Thần rằng: “Thần lực rộng lớn của ông, các thần khác ít ai bằng.

Vì cớ sao? Vì đất đai trong cõi Diêm Phù Ðề đều nhờ ông hộ trợ. Cho đến cỏ cây, cát đá, lúa mè, tre lau, gạo thóc, của báu. Tất cả những thứ từ đất mà có ra đều nhờ nơi sức thần của ông cả"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

Kiến thức 08:30 07/01/2025

Nhờ có ngày mùng 8 tháng 12 mà hôm nay thế giới loài người đã tôn vinh và công nhận đạo Phật là đạo của con người, vì con người mà sống thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim có hiểu biết.

Bài học đáng quý nhân ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo

Kiến thức 13:00 06/01/2025

Chúng ta thấy không có kết quả tốt đẹp nào đến ngẫu nhiên cả, tất cả đều nhờ công phu cực khổ mới được. Bây giờ chúng ta kính phục lễ lạy Phật, đó là kết quả Ngài đã từng trả giá rất đắt trên bước đường tầm tu, không phải chuyện dễ dàng.

Nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp chướng bệnh tật

Kiến thức 12:05 06/01/2025

Hết thảy chúng sinh, vì vọng động từ vô thỉ kiếp mà có vô minh, mê lầm đã trải qua số kiếp nhiều như cát bụi. Khởi tâm động niệm tạo biết bao ác nghiệp nên che mất Phật tánh của mình. Nghiệp chướng không trừ thì Phật tánh không thể hiện tiền.

Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

Kiến thức 10:57 04/01/2025

Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.

Xem thêm