Nên ăn chay những ngày nào trong tháng?
Âm lịch là thời gian tính theo chu kỳ quay của Mặt trăng quanh Trái đất. Chúng ta ăn chay kỳ là tính theo ngày âm lịch.
Ðể ăn cho được lâu dài và không chán, chúng ta nên chọn những món ăn có nhiều chất bổ dưỡng, ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ và thường xuyên thay đổi các món ăn, hiện nay phổ biến có phương pháp thực dưỡng âm dương của ông Ohsawa người Nhật Bản rất hiệu quả.
Dương lịch là thời gian tính theo chu kỳ quay của Trái đất quanh Mặt trời. Âm lịch là thời gian tính theo chu kỳ quay của Mặt trăng quanh Trái đất. Chúng ta ăn chay kỳ là tính theo ngày âm lịch. Số ngày ăn chay là tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người, Đức Phật không bao giờ ép buộc đệ tử ăn chay một cách khắc nghiệt cực đoan.
1. Nhị trai: Là ăn chay 2 ngày trong tháng: 1 và 15.
2. Tứ trai: Là ăn chay 4 ngày trong tháng: 1, 8, 15, 23 hoặc 1, 14, 15, và 1 ngày cuối tháng.
3. Lục trai: Là ăn chay 6 ngày trong tháng: 8, 14, 15, 23, và 2 ngày cuối tháng.
4. Thập trai: Là ăn chay 10 ngày trong tháng: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 27 hoặc 28, và 2 ngày cuối tháng.
5. Nhất nguyệt trai: Là ăn chay một tháng trong năm: Tháng 1, hoặc tháng 7, hoặc tháng 10.
6. Tam nguyệt trai: Là ăn chay 3 tháng trong năm: Tháng 1, tháng 7 và tháng 10 hoặc ăn liên tiếp trong 3 tháng.
7. Trường trai hay chay trường: Là ăn chay hàngngày, không gián đoạn cho đến hết đời.
8. Ngọ trai: Là không ăn sau 12 giờ trưa hàng ngày.
Nhịn ăn cũng được tính là ăn chay hoặc ăn năm tịnh nhục, tức năm thứ thịt thanh tịnh: 1. Ăn thịt động vật mà không thấy người giết. 2. Ăn thịt động vật mà mình không nghe thấy tiếng của con vật kêu khi bị giết. 3. Ăn thịt động vật mà mình không nghi rằng có người chủ ý giết cho mình ăn. 4. Ăn thịt động vật tự chết. 5. Ăn thịt động vật mà bị động vật khác ăn vẫn còn dư.
Tìm hiểu Phật học phổ thông - tác giả Cư sĩ Đức Minh/Thái Hà Books
Cuốn sách gồm 7 chương: Sáu cõi luân hồi, Quy y tam bảo, Mười nghiệp thiện, Bát chính đạo, Lục độ Ba La Mật, Pháp môn niệm Phật, Ăn chay. Bằng lối hành văn gần gũi, dễ hiểu, tác giả trình bày những khái niệm, kiến thức Phật học cơ bản, phù hợp cho những người bắt đầu tìm hiểu về đạo Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm