Pháp phục Phật giáo Việt Nam hiện hành
Pháp phục Phật giáo Việt Nam gần giống với y Phật giáo Trung Quốc, với Nhật Bản và Nam Bắc Triều Tiên có phần khác với chiều dài, màu sắc và cách đắp y.
1. Về màu sắc pháp phục Phật giáo
Pháp phục Phật giáo Việt Nam có ba tông màu chủ đạo:
(i) Màu lam dành cho áo tràng của Phật tử, thường phục của tăng sĩ, áo Nhật bình và áo tràng của ni giới.
(ii) Màu nâu được sử dụng cho các thường phục, áo tràng cho Phật tử và tăng ni miền Bắc, áo Nhật bình cho các Sa-di và Tỳ khưu mới thọ giới.
(iii) Màu vàng được sử dụng cho hậu của tăng, y của tăng và ni, thường phục của thiền phái Trúc Lâm và hệ phái Khất sĩ.
2. Về loại hình pháp phục Phật giáo
Hiện nay pháp phục Phật giáo Việt Nam gồm có 4 loại:
(i) Thường phục: Thường gọi là áo vạt khách, hay áo cánh vạt hò, được sử dụng khá phổ biến trong các chùa Bắc tông. Áo này mang tính đặc thù, không bị lai căng với bộ áo La-hán của Trung Quốc.
(ii) Áo Nhật Bình: Đây là pháp phục đặc thù của Việt Nam, tồn tại khoảng 90 năm, mô phỏng từ áo cung đình Huế. Áo này dành cho các Sadi, Sadi ni, Thức xoa mana ni, Tỳ kheo ni và Tỳ kheo mới thọ giới.
(ii) Áo tràng: Tại miền Bắc và các tỉnh Bắc trung bộ, áo tràng có tông màu nâu, được sử dụng cộng thông trong Tăng Ni và Phật tử. Tại các tỉnh miền Nam, áo tràng lam dành cho các Phật tử và ni giới khi làm lễ trên điện Phật và giao tiếp Phật sự bình thường, đang khi áo tràng màu nâu dành cho Tỳ kheo tăng với các giới phẩm Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng.
(iv) Áo hậu: Giống hình thức áo tràng, hai tay áo có ống rộng từ 5 tấc – 1 mét, che kín hai tay, màu vàng với các gam màu khác nhau, chỉ áp dụng cho Tỳ kheo tăng. Áo hậu Việt Nam là biến cách của áo Hải Thanh của Trung Quốc. Trong các khóa lễ, áo này được mặc bên trong, rồi đắp chiếc y phủ trùm bên ngoài. Giống Việt Nam, nước Nhật Bản mô phỏng áo Hải Thanh của Trung Quốc chế ra áo Trực chuyết[6] của Nhật Bản. Hàn Quốc ảnh hưởng Nhật Bản có áo Trực chuyết rất giống Nhật Bản.
(v) Ba y: Có hình tướng giống các ô ruộng từ 5 điều đến 25 điều khác với ba y của Phật giáo Nam truyền. Y Việt Nam có tông màu vàng. Y Hàn Quốc có tông màu nâu. Y của Trung Quốc có tông màu đỏ. Y Nhật Bản có nhiều màu sắc.
Trong 5 loại pháp phục của Phật giáo Việt Nam, chỉ có áo vạt cánh vạt hò (áo vạt khách) và áo nhật bình thể hiện bản sắc văn hóa của Phật giáo Việt Nam, không bị lai căng của Trung Quốc và các nước khác.
3. Về bản sắc pháp phục Phật giáo
Dầu có nét đặc thù về hình thức ở chủng loại áo cánh vạt hò và áo nhật bình, chúng ta không thể phủ định nguồn gốc của pháp phục Phật giáo Việt Nam xuất phát từ Phật giáo Trung Quốc, với một số biến đổi về phong cách.
So với các nước Phật giáo Đại thừa khác chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc như Nhật Bản và Nam Bắc Triều Tiên thì sự khác biệt của phiên bản pháp phục Phật giáo Việt Nam đối với bản gốc Phật giáo Trung Quốc là không nhiều lắm.
Tăng Ni Việt Nam đắp y hậu như hiện nay dễ bị đồng hòa với Tăng Ni Trung Quốc trong các hội thảo, hội nghị Phật giáo quốc tế, bởi sự lai căng về mẫu pháp phục của Việt Nam. Đã đến lúc, chúng ta cần định hướng cho sự ra đời các pháp phục mới của Phật giáo Việt Nam, hạn chế tối đa sự lai căng từ nước ngoài, tạo ra bản sắc đặc thù cho pháp phục Phật giáo Việt Nam, để cộng đồng Phật giáo Việt Nam có chỗ đứng độc lập với những đóng góp nhất định vào sự đa dạng hóa và phong phú hóa kho tàng pháp phục Phật giáo thế giới.
4. Về cách cấu tạo y
Y của Phật giáo Việt Nam giống với y Phật giáo Trung Quốc gần 100%, đang khi Nhật Bản và Nam Bắc Triều Tiên có phần khác với chiều dài, màu sắc và cách đắp y. Nói cách khác, rất khó tìm ra bản sắc văn hóa Việt Nam trong chiếc y mà cộng đồng tăng sĩ Việt Nam đang sử dụng trong nhiều thế kỷ qua.
Chiếc áo tràng của tăng ni và Phật tử Việt Nam sử dụng được mô phỏng trên 90% từ chiếc áo tràng của Phật giáo Trung Quốc. Có sự khác nhau nhỏ đó là áo tràng Việt Nam ở cổ choàng không có các đường chỉ song song của Trung Quốc, chỉ dài đến nửa ống quyển, thay vì dài đến mắt cá như của Trung Quốc và điểm nhấn thắt lưng của áo tràng Việt Nam ngắn hơn của Trung Quốc. Trong các hội nghị và họp báo quốc tế, chư tăng Việt Nam mặc y hậu sắc vàng dễ bị nhầm với tăng sĩ Trung Quốc, đang khi tăng sĩ Nhật Bản và Nam Bắc Triều Tiên không bị tình trạng tương tự.
Áo La hán ngắn mà các tăng sĩ Phật giáo Bắc truyền Việt Nam thường sử dụng cũng được mô phỏng từ pháp phục của Phật giáo Trung Quốc với một vài biến cách không đáng kể.
Trong các pháp phục của Phật giáo Việt Nam, chỉ có chiếc áo Nhật Bình và áo cánh vạt hò là bản sắc pháp phục đặc thù của Phật giáo Việt Nam, khác hẳn các pháp phục Phật giáo Trung Quốc. Nếu không mạnh dạn cải cách về pháp phục, tạo ra sự đặc thù về pháp phục cho tăng ni và Phật tử Việt Nam, tôi e rằng cộng đồng Phật giáo Việt Nam đang vô tình hoặc tình nguyện “Trung Quốc hóa” pháp phục của Phật giáo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Đất nước Việt Nam có dân số trên 92 triệu với 4000 năm văn hiến mà không có bản sắc đặc thù về pháp phục thì rất khó khẳng định hình ảnh cho văn hóa y phục của Việt Nam trong cộng đồng Phật giáo thế giới.
Dầu thông cảm với tình trạng bị xâm thực về văn hóa pháp phục từ giặc phương bắc, từ thế kỷ I đến thế kỷ X, chúng ta không thể vì bất cứ lý do gì lại tiếp tục cam phận lệ thuộc trên 90% pháp phục của Phật giáo Việt Nam vào pháp phục của Phật giáo Trung Quốc. Trong suốt 3000 năm lịch sử vệ quốc, Việt Nam có hơn 60 lần chiến thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, khẳng định độc lập chủ quyền về đất liền và biển đảo. Để phát triển một đất nước, ngoài độc lập về chủ quyền, về đất đai và biển đảo, Việt Nam cần độc lập khỏi các nước lân bang về chính trị, kinh tế và đặc biệt là độc lập về văn hóa. Về độc lập văn hóa, Tây Tạng và Nội Mông là hai trường hợp điển hình giữ vững được bản sắc văn hóa dân tộc, dầu hai nước này nay đã trở thành vùng lãnh thổ của Trung Quốc.
Nói cách khác, trong các nước Phật giáo Đại thừa chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc, Việt Nam là nước bị nặng nề nhất, dai dẳng nhất và thiếu tính độc lập nhất. Đó là nỗi đau về bản sắc văn hóa Việt Nam, cần được khép lại bằng sự hình thành và tồn tại bền vững từ các phương diện văn hóa mang đậm chất Việt Nam, trong đó văn hóa pháp phục là yếu tố quan trọng, cần được phát huy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm