Diva Thanh Lam: Sống độ lượng hơn từ khi giác ngộ đạo Phật
Gặp nghệ sĩ Thanh Lam có gì khác lắm, trầm tĩnh và rất hay nói chuyện nhân - quả, chuyện duyên nghiệp cuộc đời… Thanh Lam tiếc khi trẻ đã không được giác ngộ Phật pháp sớm…
Nghệ sĩ Ngọc Huyền cúng dường Pháp bằng “Phật ca”
PV: Người ta vẫn nói, mọi chuyện trên đời là bởi vì có duyên với nhau, ngay cả giác ngộ đạo Phật cũng là duyên, chị tiếc ngày trẻ đã không sớm đến với đạo Phật, vì sao?
- Nếu tôi giác ngộ Phật giáo sớm thì tôi sẽ trân quý hơn cuộc sống mình có, bây giờ mới giác ngộ thì cũng hơi muộn. Tôi tiếc tuổi trẻ của mình, khi tôi đầy năng lượng và hoài bão thì tôi lại phí phạm tuổi trẻ. Ngày trẻ, tôi là người lãng mạn, nỗi buồn duy nhất là tình ái thì phí phạm quá, đau buồn chuyện không nên. Lúc này tôi đang ở thời điểm của người phụ nữ đã có đầy đủ sự từng trải và kinh nghiệm sống, tôi nhận thấy Phật giáo là cánh cửa rộng mở, có một thế giới rộng hơn cuộc sống mình đang sống hàng ngày, cũng nhờ đó mà tôi nhận thấy bên cạnh mình có những điều quý giá mà mình không biết, không trân trọng.
PV: Đâu là điều quý giá nhất mà chị cảm thấy mình đã để lỡ rất nhiều thời gian rồi mới nhận ra?
- Tôi thấy bản thân mình được nhận quá nhiều điều trong cuộc sống. Khi học hỏi Phật tôi mới hiểu rằng, nhan sắc, tài năng mình đang có ngày hôm nay là do mình tu nhiều kiếp thì kiếp này mới được hưởng. Điều đó phải trân trọng và phải làm tốt hơn những gì mình đã được trời Phật ban cho. Bên cạnh tôi, trên con đường tôi đi có biết bao nhiêu cuộc sống bất hạnh, có bao người khổ sở…Tôi biết ơn những gì mình nhận được nên tự dặn mình phải sống tốt hơn nữa.
Thần tượng Bolero Phan Ý Linh trải lòng về nhân duyên trong cuộc đời
PV: Lâu nay, Thanh Lam được biết đến là một trong những nghệ sĩ tích cực làm từ thiện, điều đó có phải cũng bắt nguồn từ những điều mà chị ngộ ra không?
- Không hẳn như vậy, chuyện từ thiện là do tôi có cơ hội đi nhiều, thấy có những con người sinh ra bất hạnh hơn mình, rất nghèo và khổ, nếu tôi giúp được họ một điều gì đó thì cũng là mang đến hạnh phúc lớn cho mình. Tôi cũng tin điều đó sẽ tạo Tâm Đức sau này…
PV: Mọi người nói rằng, với cá tính và cách sống đầy bản năng của Thanh Lam thì ví thử chị có được tiếp cận với Phật giáo từ khi còn trẻ, chắc chị cũng không giác ngộ được đâu, bây giờ mới là thời điểm của chị…
- Cũng không hẳn như vậy vì tôi đã gặp những người rất trẻ mà đã giác ngộ được rồi. Giá như ngày xưa mẹ tôi biết và nói với tôi sớm hẳn là mọi chuyện đã khác. Các con tôi bây giờ rất thích Phật giáo, đó là vì tôi tạo ảnh hưởng tới con. Phật giáo giúp tôi giải quyết được nhiều điều trong cuộc sống. Tôi có giải thích với con về chuyện tôi và anh Quốc Trung, rằng mẹ và bố đến với nhau là do có duyên nợ từ kiếp trước, nhưng đến giờ duyên đã hết, bố mẹ không sống với nhau nữa con đừng buồn, dù cuộc sống của con không may mắn như bạn bè. Tôi cũng nói, bố có người phụ nữ khác, có thể chính người phụ nữ đó kiếp trước là mẹ của con… Khi con hiểu những điều đó và nghĩ như thế thì con sẽ nhìn mọi việc nhân ái hơn. Đạo Phật là đưa con người đến với lòng khoan dung, nhân ái, biết nhìn mọi việc nhân hậu, độ lượng. Tôi rất sung sướng khi thấy các con mình sớm giác ngộ.
PV: Người ta thường nói, khi giác ngộ được đạo Phật thì con người sẽ sống nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn và không còn tham sân si nữa, vậy còn chị?
- Thực ra để nói những điều giáo lý rất dễ, nhất là những điều tốt đẹp, nhưng để sống cho đúng và rèn luyện con người mình hướng đến điều đó thì không phải dễ. Muốn làm được thì cần phải có thời gian. Nhưng tất nhiên, dù chỉ là hướng đến thôi thì tôi cũng thấy cái Tâm mình nhẹ nhàng hơn và quan trọng nhất là sống độ lượng hơn. Ví thử trước đây người nào đó làm điều gì khiến tôi không vui, tôi sẽ giữ nó ở trong lòng và không quên đi. Nhưng, khi hiểu cuộc sống hơn thì mới thấy cái việc người ta không quý mình, không nghĩ tốt về mình cũng bình thường thôi, chẳng có gì bực mình cả. Tôi thấy giải pháp sống đó rất hay.
PV: Xin cảm ơn chị.
Sống làm sao để tâm an tĩnh trong đời sống náo loạn hiện nay?
Nguồn: Báo Phụ nữ Thủ đô
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Ca sĩ Uyên Trang: "Nghe giảng về luật nhân quả nên tôi ngộ ra nhiều điều"
Phỏng vấn 12:01 23/10/2024Trong những năm vắng bóng, ca sĩ Uyên Trang - nổi tiếng với bài hit "Tình yêu và giọt nước mắt" - trải qua giai đoạn khó khăn vì bệnh tật, từng phải chữa tâm thần. Chị tiết lộ, nhờ nghe pháp, hiểu nhân quả, sống tích cực nên đã vượt qua biến cố nhẹ nhàng.
“Thờ cúng bố mẹ là phương tiện để biểu lộ lòng tri ân”
Phỏng vấn 12:25 22/10/2024Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Phật học tại Học viện Phật giáo VN tại TPHCM, một giảng sư được yêu mến hiện nay đã nói như vậy.
Thầy Pháp Hữu: “Người tu vẫn còn khổ, nhưng…”
Phỏng vấn 15:11 12/10/2024“Có thể gọi thầy bằng nicknam “Một người tu có hạnh phúc” - Thầy Pháp Hữu, trụ trì chùa Pháp Vân - Xóm Thượng, Làng Mai (Pháp) mở đầu buổi phỏng vấn, rồi thầy mỉm cười từ ái, chia sẻ về con đường trở thành tu sĩ hạnh phúc.
Xem thêm