Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nén nhang lòng tiễn biệt nhạc sĩ Lê Cao Phan (1923-2014)

Trưa ngày 02/01/2014, khi tôi và nhạc sĩ Đặng Công Ninh trên đường trở về từ Tổ đình Đông Hưng, sau khi làm việc với Thượng tọa Thích Thông Kinh, thì nhận được nguồn tin từ nhạc sĩ Hằng Vang và đạo hữu Thụy Quang, báo tin nhạc sĩ Lê Cao Phan, người đã dâng tặng cho Phật giáo Việt Nam một tuyệt phẩm bất hủ “Phật giáo Việt Nam” không còn nữa.

Trong lòng anh em chúng tôi lại thêm một lần chứng kiến một báu vật sống, một nhân chứng sống và là một trong hai cây đại thụ còn lại trong giới  âm nhạc Phật giáo ra đi vĩnh viễn. Còn lại đây mỗi  một nhạc sĩ Hằng Vang, nỗi ngậm ngùi có lẽ rồi còn mãi luống những xót xa. 
 Cố nhạc sĩ Lê Cao Phan
Nhạc sĩ Lê Cao Phan trong những ngày cuối đông se lạnh của Sài gòn, nằm trong căn phòng 115 bệnh viện Thống Nhất, gởi gắm những ngày cuối đời với bệnh duyên những tưởng rằng sẽ qua khỏi như lòng anh em chúng tôi hằng mong nguyện, nhưng có lẽ vô thường đã chia cắt anh em chúng tôi chưa phải lúc, biến nên nổi hụt hẫng đầy vơi này.

Vì sao vậy? Vì sức sống đạo tâm vẫn luôn mãi không già, không bệnh và không mất đi. Nó như luôn tràm trể sức sống, nhất là trong lĩnh vực âm nhạc Phật giáo, hơn lúc nào hết đang rất cầm những cội cổ thụ lớn đứng đó, dang tay dìu dắt và che bóng mát cho chúng ta - những người làm âm nhạc Phật giáo trong giai đoạn bị pha tạp, biến dạng, gần như mất phương hướng. 
 
Cần lắm những  “Phật giáo Việt Nam” uy dũng, hãnh tiếng  trên đường đạo mà với tuổi thọ 50 năm chứng kiến bao thăng trầm thế sự và đạo tình. Bài hát đã đi qua  thời gian, lướt qua không gian định kiến và chỉ dừng lại  trong tâm khàm người con Phật Việt nam  biết  quý yêu và trân trọng lịch sử truyền thừa.

Chưa có bài hát nào mà có sức sống mãnh liệt đến như vậy, đến như việc có mặt trong văn kiện pháp lý Giáo hội từ ấy đến nay cũng là điều hiếm có.

Tất nhiên, ngoại trừ yấu tố “Phật giáo Việt nam” là một bản nhạc  thuộc hàng lễ nhạc, hoặc hành khúc chính thức của Giáo hội, còn lại chính là ý nghĩa, giá trị của sự đột phát từ  thủa ban sơ, được rút ra từ tâ nguyện thiết tha của một người con Phật, đúc kết nên một tuyệt tác thiên thu, điều mà các nhạc sĩ trẻ  sáng tác nhạc Phật giáo bây giờ hãy còn thấy thiếu vằng.

Vì vậy, khi bài hát “Phật giáo Việt Nam” ra đời, khi mà công nghệ lăng xê không có,  tác giả sản sinh ra tác phẩm không hề có một động thái PR cho đứa con tinh thần của mình. Tất cả nhường cho duyên sự làm thay. Cho đến tận hôm nay, bài hất ấy vẫn trụ vững nơi cao nhất trong lòng Phật giáo Việt Nam. 

Cho dù mãi đến ngày 30/12/2008 tác giả mới được tuyên dương công đức trong Hội nghị thường niên kỳ 2 khóa VI của HĐTS GHPGVN, nhưng trước đó bài hát đã được ghi vào Quy định tại điều 4, Chương 1, Hiến chương tu chỉnh tại Đại hội Đại biểu toàn quốc GHPGVN, kỳ VI, 2007. Và nhạc sĩ Lê Cao Phan cũng đã được một lần mỉm cười trong cuộc đời cống hiến, tận tụy âm thầm cho âm nhạc Phật giáo.

Người con của Ngô Xá Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng trị, giờ thảnh thơi xuôi tay nhắm mắt, để lại cho đời ngàn vạn tiếc thương vô hạn. Chấp nhận mất mát trong vô thường không có nghĩa là chấp nhận sự tiêu vong theo những tâm hồn đơn điệu; mà là để khẳng định cho một thế đứng mà có thể lâu lắm (biết đến bao giờ?) mới có được lần thứ hai. 

Vâng! Bài  hành khúc “Phật Giáo Việt Nam” bất diệt.

Xin ngậm ngùi tiễn đưa hương linh nhạc sĩ Lê Cao Phan.

Giác Đạo Dương Kinh Thành
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ân sâu nghĩa nặng

Phật giáo thường thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Phật giáo thường thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Phật giáo thường thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm