Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nên tổ chức cầu siêu cho 13.000 người chết vì thiên tai ở Việt Nam trong 20 năm qua

Tại một hội thảo năm ngoái, PTT Trịnh Đình Dũng cho biết mỗi năm có trên 300 người chết, mất tích vì thiên tai.

Theo Phó thủ tướng, nông nghiệp được đánh giá là lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương nhất trước tác động của hầu hết các loại hình thiên tai, nhất là tại các tỉnh ĐBSCL, các vùng thấp trũng ven biển và các địa phương miền núi.

"Cần đặt vấn đề giảm thiểu tác động của thiên tai đối với lĩnh vực nông nghiệp là một nội dung ưu tiên trong nghị trình hành động giảm nhẹ thiên tai của quốc gia, vùng và liên ngành" - Phó thủ tướng nhấn mạnh.

nan nhan thien tai

Tuy nhiên, thực tế tổn thất về kinh tế gây ra bởi các trận thiên tai điển hình gần đây đang đặt ra những thách thức lớn đối với công tác phòng chống thiên tai. Những nỗ lực to lớn của quốc gia vẫn chưa đáp ứng với sự gia tăng rủi ro do hệ quả của sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và tác động cực đoan của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Ông Achim Fock, giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho biết: Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ cao nhất ở khu vực Đông Á và Thái Bình dương đối với hạn hán, bão, lũ lụt và được xếp thứ 7 trong những quốc gia có nguy cơ dễ bị thiên tai nhất trên thế giới.

Trận lụt lớn nhất tại Đà Nẵng hơn 40 năm qua

Trận lụt lớn nhất tại Đà Nẵng hơn 40 năm qua

"20 năm qua, thiên tai tại Việt Nam đã làm hơn 13.000 người chết, gây thiệt hại tài sản lên tới trên 6,4 tỉ USD, và "rủi ro thiên tai tại Việt Nam được dự báo sẽ ngày càng gia tăng", ông nói.

Với những nạn nhân vô tội ấy, nên chăng Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ cầu siêu cho họ, để giúp họ siêu thoát?

Cầu siêu để làm gì?

Theo lời đức Phật dạy, thế gian gồm có sáu cõi: ba cõi thấp là Địa ngục, Ngã quỷ, Súc sinh và ba cõi trên là Người, Atula và Trời. Chúng sinh trong sáu cõi này đều tuân theo quy luật của tự nhiên, bị chi phối bởi sinh, lão, bệnh, tử. Nhưng cái chết không phải là hết, mà chỉ là sự trung gian giữa cõi sống này và cõi tiếp theo.

Tất cả chúng ta đều tin sự sống gồm hai phần: Phần thể xác là thân vật chất và phần tâm linh hay còn gọi là phần tâm thức. Chính nhờ phần tâm linh mà chúng ta biết suy nghĩ, nói cười. Khi chết đi, phần tâm linh tách khỏi phần vật chất, xuất hẳn ra ngoài, nên thân vật chất sau khi chết tuy vẫn còn mắt nhưng không thể nhìn, vẫn có tai những không thể nghe, vẫn còn não nhưng không thể suy nghĩ. Ngay cả đến tim cũng không còn đập nữa. Thân vật chất giống như một cái máy, để cho phần tinh thần mượn tám, gá vào đó để làm việc. Đến khi phần tâm lình rời đi, thân xác còn lại chỉ giống như một khúc gỗ. Nhưng phần tâm linh, mà dân gian vẫn quen gọi là phần hồn, thì không bao giờ mất. Khi rời bỏ xác thân, theo quy luật và tùy vào nghiệp lực mà phần hồn sẽ bị đưa đẩy, trôi lăn trong sáu đạo luân hồi.

Thông thường, chúng ta cầu siêu để nguyện cho ông bà, cha mẹ chúng ta nếu lỡ chẳng may đọa lạc ba cõi thấp, có thể nhanh chóng được giải thoát, siêu sinh lên các cõi trên an lành hơn.

Đánh giá của Viện Quy hoạch Thủy lợi Việt Nam

Riêng ở Việt Nam, mỗi năm thiên tai cướp đi mạng sống của 466 người, thiệt hại trên 1,5 tỷ USD tương đương 1,5% GDP.

Diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, không theo quy luật như trước đây, tần suất tăng lên, cường độ mạnh hơn rõ rệt đặc biệt là trong bối cảnh VN là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Đạt Lai Lạt Ma: Giáo dục và truyền thông nên có trách nhiệm với môi trường

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện

Tin tức 07:00 22/11/2024

Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.

Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM

Tin tức 22:17 21/11/2024

Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Tin tức 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội

Tin tức 13:31 21/11/2024

Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Xem thêm