Nên trang trí bàn thờ như thế nào? Phật tử có nên thờ thần tài, Đức Quan Thánh không?
Việc “ăn nên làm ra” là do trí tuệ tài năng của Bạn mà có, mà “trí tuệ tài năng” tức là năng lượng Phật hộ. Sư có lời khuyên là Phật tử thì không nên thờ.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài Vấn - Đáp Phật học tại đây
Hỏi: Con là một Phật tử, chuẩn bị lập gia đình và ra ở riêng. Hiện con đang xây nhà và con muốn có một phòng thờ thật đẹp, trang nghiêm để ngày ngày niệm Phật, tu hành. Con đang phân vân không biết là nên trang trí phòng thờ như thế nào giữa bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà.
Vì gia đình con là gia đình làm ăn nên người thân yêu cầu là phải có bàn thờ thần tài, không có không được và có người còn bảo nên thờ cả Đức Quan Thánh. Theo con được biết tài lộc hay không là do nhân quả, các băng đĩa con đựợc nghe các thầy cũng dạy thờ Thần Tài, thờ Đức Quan Thánh chẳng phải là theo Phật Giáo.
Con chỉ muốn một bàn thờ đơn giản đúng giáo pháp Phật nhưng lại không muốn làm họ hàng lo buồn. Xin Sư cho con biết là Phật tử có nên thờ cúng thần tài, Đức Quan Thánh hay không? Con nên trang trí bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà, trang hoàng các loại tranh tượng, hương hoa, chân đèn, chuông mõ như thế nào là đúng?
Đáp:
Việc phụng thờ ngôi Tam Bảo là truyền thống lâu đời của người Phật tử. Người tu tại gia gọi là Cư sĩ dù có tu ít nhiều, sống trong mọi giai cấp tầng lớp xã hội đều có thờ phượng, vì:
Lòng tôn kính:
Tôn kính đức Phật, không phải chúng ta linh thiêng hóa đức Phật ra hoặc đặt đức Phật ra ngoài cuộc sống của chúng ta. Tôn kính đức Phật là đặt một niềm tin tưởng tuyệt đối rằng ngài là một bực hoàn toàn giác ngộ. Ngài là một bực thầy sáng suốt đưa đường dẫn lối và đầy đủ đức hạnh để ta học tập hầu thăng tiến cuộc sống tâm linh của chúng ta.
Trong kinh có ghi lại 10 danh hiệu khác nhau để tán thán và tôn kính một bực giác ngộ như đức Phật: Phật là đấng hoàn toàn tự tại với các pháp, Phật là đấng đáng được nhân gian và chư thiên cúng dường, Phật là đấng biết hết mọi tâm tánh của chúng sanh, Phật là bực đầy đủ cả phúc đức và trí tuệ, Phật là đấng đã điều phục mọi phiền não, Phật là một đấng toàn thiện, Phật là đấng đã giải thoát được chuổi dây triền phược trong thế gian, Phật là đấng cao tột, Phật là bậc thầy của nhân gian và chư Thiên, Phật là đấng thế gian hoàn toàn tôn kính. (Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật thế tôn).
Tôn trọng Phật:
Thờ Phật thời xưa: Ông Bà người Việt Nam thì thờ ảnh Phật Bà Quan Âm, ảnh Tam Thế chư Phật, ảnh Tây Phương Tam Thánh, ảnh Phật Thích Ca, nhất là Phật Thích Ca ngồi tu thành đạo dưới cây Bồ đề là phổ biến từ thành thị đến thôn quê. Tuy nhiên, các vị đặt các thánh tượng giấy nầy trong một “trang thờ” tùy theo lớn hay nhỏ, nhà lớn cở 3 gian hai chái thì sử dụng “trang thờ” lớn. Nhà một gian hai chái thì sử dụng trang thờ nhỏ… tất cả đều được đặt sát trên trần nhà, mỗi lần Phật tử dâng hương cúng nước phải bắt thang, ghế cao leo lên cúng bái, rất bất tiện.
Nhưng dù bất tiện, Ông Bà vẫn thờ theo quy cách đặt trên cao vút là vì sự tôn kính Tam Bảo, sợ người nhà làm nhơ uế Tam Bảo, sợ khách đến thăm bất kính Tam Bảo; việc làm trên đáng để cho chúng ta ghi nhớ và kế thừa.
Thờ Phật đời nay: Bạn vẫn phải phát tâm quy y Tam Bảo, tuy là hình thức nhưng phải làm mới thể hiện đúng chánh pháp. Việc thờ phượng hôm nay có khác, các vị được hướng dẫn không thờ trong “trang thờ”, mà lập bàn “một cấp, hoặc hai cấp”, chiều cao khoảng ngang đầu, đủ để Phật tử đứng với tay “tảo bàn Phật”, dâng hương cúng nước, tụng kinh, niệm Phật, mà không phải bắt ghế cao, thang cao leo trèo như xưa.
Ngưỡng mộ Phật:
Thờ Phật tùy theo hạnh tu của Bạn, thờ Phật Thích Ca, Tây phương tam thánh, Quan Âm bồ tát, Dược Sư, Địa Tạng, Di Lặc Bồ Tát đều được, miễn cần có sự tôn kính tuyệt đối trên bàn thờ Phật thì phước huệ vô lượng vô biên.
Bạn ngưỡng mộ đức Phật không phải dùng mọi danh từ tốt đẹp để khen tặng ngài; cũng không phải vẽ ra một Đức Phật đầy phép lạ, đủ quyền thi ân bố đức. Mặc dù đức Phật có rất nhiều thần thông, nhưng chưa bao giờ ngài dùng thần thông để mê hoặc nhân gian, hoặc để khuyến dụ người khác theo ngài.
Bạn ngưỡng mộ đức Phật nên chú trọng vào ba đức tính đặc biệt: Từ bi vô ngần, trí tuệ vô biên, và hùng lực phi thường. Ba đặc tính này giúp chúng ta xây dựng hạnh phúc gia đình, hoán cải hoàn cảnh xã hội. Nói khác đi: Bi, Trí và Dũng là ba tính cách đặc thù có hiệu năng giúp cho những ai hướng về chân thiện mỹ.
Đức Phật là người duy nhất từ trước đến nay đã hoàn thành ba mục tiêu trên. Ngưỡng mộ đức Phật trong tinh thần đó tức là chúng ta đã tập bước những bước vững chãi trên con đường mà ngài đã đi.
Phải cẩn trọng:
Để mọi sinh hoạt tu hành tại gia được thuận lợi tốt đẹp, các Bạn sắp xếp việc thờ phượng cần đơn giản trang nghiêm thanh tịnh, lưu ý nhang đèn, đề phòng hỏa hoạn, mỗi ngày phải lễ Phật tụng kinh, tu tập đúng chánh pháp. Không được lợi dụng việc thờ phượng, cúng kiến để hoạt động mê tín dị đoan, hoặc gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Xưa Ông Bà ta tôn kính Tam bảo như vậy, nay chắc chắn còn tiến bộ hơn, việc thờ phượng cần có sự sắp xếp cho ngăn nắp:
1. Đặt bàn thờ Phật luôn ở chính giữa nhà, bàn thờ Ông Bà, Cửu huyền thất tổ kế bên, bằng hay thấp, không cao hơn bàn thờ Phật, không nên thờ Phật hay thờ Ông Bà ở dưới lầu, mà phải thờ trên tầng thượng, để tỏ lòng tôn kính “trên trước”. Hằng đêm có tụng kinh thì sắm chuông mõ, đặt chuông phía tay phải (từ ngoài nhìn vào), mõ đặt phía trái (từ ngoài nhìn vào), chưng bày lư hương (giữa), chumcúng nước (giữa cạnh lư hương), bấc đèn (giữa cạnh chum cúng nước), bình hoa (trái), dĩa quả (phải)… tất cả những pháp khí nầy sau khi an vị Phật xong, đừng bao giờ thay đổi vị trí. Bàn thờ Cửu huyền thờ ông bà cũng thế.
2. Trường hợp Bạn có tụng kinh, khi tụng mở ra, không tụng xếp lại, lấy vải vàng, lụa vàng đậy kinh cho tôn nghiêm.
3. Mỗi ngày nên rút chân hương đem thiêu hóa, không nên giữ phong tục như người Phật tử miền Bắc một năm mới rút chưn hương một lần rồi thay lư hương… sẽ gây hỏa họan khó lường.
4. Việc thờ phượng ông Quan Thánh, Bà chúa Tiên, chúa Ngọc, Cửu thiên huyền nữ… là việc phụng thờ theo xưa, nay quy y Tam Bảo thì không nên thờ các vị nâafy nữa, các vị không phải của Phật Pháp. Trường hợp vị Bổn sư không khó tánh cho phép thờ thì được thờ theo truyền thống, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng địa phương.
Việc “ăn nên làm ra” là do trí tuệ tài năng của Bạn mà có, mà “trí tuệ tài năng” tức là năng lượng Phật hộ. Sư có lời khuyên là Phật tử thì không nên thờ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm