Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 06/11/2020, 13:45 PM

Nên tu pháp môn gì khi mới vào cửa Phật?

Khi phát tâm tu hành cần phải chọn một pháp môn thuận lợi nhất, tâm bất an thì tu Thiền, thân bất an thì tu Tịnh độ. Tâm bất an thì quán chiếu các pháp giai không, thân bất an thì quán niệm Phật cho thanh tịnh.

Chưa quy y Tam Bảo mà nghe hay biết niệm danh hiệu Phật, danh hiệu Bồ tát tức là căn lành lớn sâu rộng. Căn lành lớn là do nhiều duyên kết tập trong sự tu hành, tuy thân còn ở thế gian, nhưng duyên Phật Pháp lúc nào cũng gần gũi, mọi việc đến với Phật tử đều là Phật Pháp. Căn lành sâu, là vừa nghe giáo pháp Phật là khởi tâm tín niệm tôn kính, phát tâm tu tập, không nghi ngờ và không lui sụt bồ đề tâm.

Có duyên với tu Thiền thì tu Thiền, có duyên với Tịnh độ thì tu Tịnh độ, không có gì phải hoang mang. Tam tạng kinh điển là phương tiện thuyết giáo độ đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, không có Kinh Luật Luận thì chúng ta không có phương hướng tu tập. Tuy nhiên khi phát tâm tu hành cần phải chọn một pháp môn thuận lợi nhất, tâm bất an thì tu Thiền, thân bất an thì tu Tịnh độ. Tâm bất an thì quán chiếu các pháp giai không, thân bất an thì quán niệm Phật cho thanh tịnh, đàng nào thì cũng là thuốc đặc chủng “A dà đà” phổ trị bệnh chúng sanh, không cao không thấp, không dỡ không hay, không phải không quấy…

Chưa quy y Tam Bảo mà nghe hay biết niệm danh hiệu Phật, danh hiệu Bồ tát tức là căn lành lớn sâu rộng.

Chưa quy y Tam Bảo mà nghe hay biết niệm danh hiệu Phật, danh hiệu Bồ tát tức là căn lành lớn sâu rộng.

Khuyến tu pháp môn niệm Phật

Phật tử nên tu tập như thế này cho đúng:

Nghiên cứu kinh sách

Nghiên tầm kinh điển thì cứ nghiên tầm, đến khi hạ thủ công phu thì nên chọn pháp tu cho phù hợp, trường hợp của Phật tử do căn lành lớn và sâu với pháp niệm Phật, mỗi đêm nên phát tâm niệm Phật hay trì kinh bái sám.

Niệm Phật

Mỗi đêm vào lúc 20 giờ hay 22 giờ đều có thời niệm Phật, mỗi thời niệm 20 phút. Liên hữu mặc áo tràng chỉnh tề, dâng hương, cúng nước cho Tam Bảo, khi vào chánh điện điểm 6 tiếng chuông (nếu có), xá Phật 3 xá, quay ra phía sau xá hộ pháp long thiên 3 xá, quay trở lại quỳ lạy Phật 3 lạy (nhớ quay lưng theo chiều kim đồng hồ), tiếp niệm bài:

Cúi đầu đảnh lễ Phật phương Tây

Đạo sư tiếp dẫn chúng sanh nầy

Con nay phát nguyện về lạc quốc

Xin Phật thương con độ vãng sanh

Nam mô Tây phương Cực lạc Thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật (bắt đầu ngồi niệm Phật…)

Có duyên với tu Thiền thì tu Thiền, có duyên với Tịnh độ thì tu Tịnh độ, không có gì phải hoang mang. Ảnh minh họa.

Có duyên với tu Thiền thì tu Thiền, có duyên với Tịnh độ thì tu Tịnh độ, không có gì phải hoang mang. Ảnh minh họa.

Chọn pháp môn tu để giải thoát

Phật tử có thể ngồi bán già hay kiết già cũng được, thẳng lưng, hai bàn tay hiệp chưởng trước ngực, hai ngón tay cái chéo vào nhau (biểu tượng của tín tâm không lui sụt), đôi mắt ngó ngay chóp mủi (tức là mở 1/3). Không nên khép kín đôi mắt, vì khép kín thì hay ngủ gật, không nên mở to, vì mở to ý sẽ tán loạn…

Lần tràng niệm Phật 20 phút – quỳ lên tiếp tục niệm Nam mô Quan Thế Âm… – Nam mô Đại Thế Chí… – Nam mô Địa Tạng vương… – Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải chúng… (mỗi câu 3 lần, niệm theo kinh Nhựt Dụng hằng ngày của Phật tử).

Tụng bài hồi hướng – Tam Quy y (lạy 3 lạy rồi lui ra nghỉ ngơi)

Về sám hối thì mỗi nữa tháng mới có tụng kinh sám hối, có thể tụng kinh Sám hối hồng danh Phật, mỗi Đức Phật lạy 1 lạy – đọc bài sám hối ở đầu kinh Pháp Hoa – hay đọc 48 lời nguyện của Phật A Di Đà, mỗi nguyện lạy 1 lạy là đủ rồi.

Có người hỏi: con niệm Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát được không?

Xin trả lời: Niệm danh hiệu Quan Thế Âm, hay các danh hiệu Bồ Tát khác cũng được, nhưng phải chí tâm chánh niệm là được rồi.

Hành giả tu niệm Phật, chí tâm chánh niệm thì thiên ma cũng không quấy phá được, huống gì người phàm phu châm biếm…

Căn lành lớn là do nhiều duyên kết tập trong sự tu hành. Ảnh minh họa.

Căn lành lớn là do nhiều duyên kết tập trong sự tu hành. Ảnh minh họa.

Khai thị về pháp môn niệm Phật của các đại sư

Trì kinh Bái sám

Đã là liên hữu thì khi phát tâm tụng kinh Đại Thừa, như kinh Pháp Hoa, kinh Đại Niết Bàn, kinh Ma Ha Bát Nhã… cần phải khai khóa lễ cho nghiêm túc, nhưng khai kinh vào những thời điểm mùa tuyết rơi, mùa mưa thì mới tụng kinh liên tục cho đến khi huờn kinh, hồi hướng công đức được; không nên khai khóa lễ vào các mùa giao dịch, sinh hoạt xã hội rộ lên đồng đều, vì lúc bấy giờ các gia đình Phật tử phải giao lưu làm việc với xã hội, không tụng kinh điều hòa được.

Lạy Phật

Phật tử không có phương tiện thời gian tụng kinh, niệm Phật thì lạy Phật, mỗi đêm nên phát tâm đọc 12 danh hiệu Phật A Di Đà (trong kinh Nhật Dụng, sau phẩm kinh A Di Đà của Phật tử), mỗi câu lạy 1 lạy, bao nhiêu đấy thôi cũng là cách tu tập đúng.

Đối với người đi làm việc, làm công nhân, thì mỗi buổi sáng trước khi lên xe đi làm việc, đến trước bàn Phật niệm mười câu danh hiệu Phật (mỗi hơi không biết bao nhiêu niệm, nhưng cũng gọi là 1 câu danh hiệu Phật).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Xem thêm