Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 26/09/2021, 10:17 AM

Nếp sống can đảm và từ bi của thầy Nhất Hạnh

Thầy Nhất Hạnh đã trở thành vị đạo sư được toàn cầu thương mến vì đã hiến đời mình cho hòa bình bằng những pháp môn thực tiễn của Bụt.

Thầy Nhất Hạnh ngồi trên một trong bảy chiếc thuyền chài cùng với một nhóm nhỏ sinh viên. Thuyền chất đầy khẳm gạo, đậu xanh, đường, sữa, nồi, xoong chảo mới và áo quần cũ đã được giặt và xếp ủi thẳng lại. Họ đi ngược sông Thu Bồn, dần vào sâu trong núi. Trên ấy binh sĩ của hai bên còn đang đánh nhau và còn nồng nặc mùi nhiều xác chết. Đoàn không có mùng và cũng không đem được nhiều nước uống. Gió lạnh như cắt da. Đoàn người ngủ trên thuyền và phải tự nấu cơm lạt trên thuyền. Vì tình trạng vệ sinh giới hạn như thế nên Thầy lại bị rét và kiết lỵ trở lại…

Đó là hồi năm 1964 ở Miền Nam Việt Nam. Sau những trận mưa bão toàn vùng, nước đã dâng cao bao trùm nhiều tỉnh khiến cho hơn 4000 người bị nước cuốn theo trong vài giờ và nhà cửa của hàng chục ngàn người hoàn toàn bị nước cuốn đi. Mọi người trong toàn quốc cố gắng làm nhiều cách để cứu trợ những nạn nhân bão lụt nhưng chỉ riêng vùng thượng lưu sông Thu Bồn là không đoàn cứu trợ nào dám đi, vì ngoài chuyện bão lụt còn chuyện đụng độ nhau giữa Quốc gia và Giải Phóng. Ai cũng sợ bị kẹt giữa hai lằn đạn. Vì thế đoàn công tác do Thầy hướng dẫn phải chọn chỗ mà không ai dám đi.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thầy Nhất Hạnh đã trở thành vị đạo sư được toàn cầu thương mến vì đã hiến đời mình cho hòa bình bằng những pháp môn thực tiễn của Bụt.

Thầy Nhất Hạnh đã trở thành vị đạo sư được toàn cầu thương mến vì đã hiến đời mình cho hòa bình bằng những pháp môn thực tiễn của Bụt.

Đứng hàng đầu trong những công tác từ bi trên mảnh đất Việt Nam tan nát vì chiến tranh, Thầy Nhất Hạnh đã trở thành vị đạo sư được toàn cầu thương mến vì đã hiến đời mình cho hòa bình bằng những pháp môn thực tiễn của Bụt.

Năm ngày liên tiếp đoàn người đã thăm viếng, an ủi và phát quà tại rất nhiều xóm làng nát tan. Khi gặp binh sĩ, đoàn người cũng chia phần cho họ, không phân biệt bên này hay bên kia. Đứng trước cảnh đau thương chừng ấy, kéo dài dai dẳng như vậy, Thầy đã cắt đầu ngón tay và để máu rơi xuống dòng sông rồi phát lời cầu  nguyện: “Những giọt máu này là để cầu nguyện cho những người đã chết vì bão lụt và vì chiến tranh. Chúng tôi xin hứa sẽ không bao giờ quên quý vị.” Đạo Bụt dấn thân là đem áp dụng những tuệ giác mình đạt được từ thiền quán và từ những lời dạy của Bụt mà làm nhẹ vơi những khổ đau trong xã hội, trong môi sinh và trong chính trường.

Thầy Thích Nhất Hạnh được toàn thế giới xem như là người đề xuất đầu tiên cách tu tập này, nhưng để trả lời riêng với Shambala Sun, Người nói: “Tất cả những ai thực tập theo Bụt đều phải dấn thân thôi, bởi vì khi thiên hạ đang khổ đau, chết chóc vì bom đạn chúng ta đâu có thể ngồi yên suốt ngày trong thiền đường được. Thiền quán là ý thức về những gì đang xảy ra – không những xảy ra trong thân và cảm thọ của ta mà còn đang xảy ra xung quanh ta nữa.” Thầy nói tiếp: “Từ khi còn là một tu sĩ trẻ ở Việt Nam, chúng tôi đã chứng kiến quá nhiều khổ đau do chiến tranh gây ra.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ dẫn cách yêu thương

Đạo Bụt dấn thân là đem áp dụng những tuệ giác mình đạt được từ thiền quán và từ những lời dạy của Bụt mà làm nhẹ vơi những khổ đau trong xã hội, trong môi sinh và trong chính trường.

Đạo Bụt dấn thân là đem áp dụng những tuệ giác mình đạt được từ thiền quán và từ những lời dạy của Bụt mà làm nhẹ vơi những khổ đau trong xã hội, trong môi sinh và trong chính trường.

Vì thế chúng tôi rất mong áp dụng lời Bụt dạy như thế nào để có thể đem những pháp môn ấy vào cuộc sống thực tế của xã hội. Điều này không dễ gì làm được vì truyền thống xưa không trực tiếp dạy về đạo Bụt  dấn thân cho chúng tôi. Thế nên chúng tôi phải tự chế tác cách tu tập cho thích hợp với hòan cảnh, như thế là Đạo Bụt dấn thân vốn được khai sinh giữa chiếc nôi chinh chiến nhưng nó được đúc kết và hệ thống hóa lại tại phương Tây.” Và hôm nay, Thầy – tiếng gọi thân thương mà các đệ tử của Người thường gọi – người khai sáng cách áp dụng đạo Phật dấn thân ấy, là một trong những vị đạo sư có ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu. Thầy Nhất Hạnh cũng là một nhà văn viết khá nhiều tác phẩm và sáng tác của Người phong phú về đủ mọi mặt.

(Trích bài viết “An lạc từng bước chân” của tác giả Andria Miller đăng trên báo Shambhala Sun – tháng 7 năm 2010; được chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển

Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024

Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Xem thêm