Nếp sống đạo (Phần VI)
Chúng ta có quyền lựa chọn, lựa chọn ăn chay hay ăn thịt cá cho ngon miệng không phải là vấn đề quan trọng, mà là chọn một lối sống có ý nghĩa mới là điều quan trọng. Ăn trên nỗi đau đớn của chúng sinh thì chắc chắn không phải là một lối sống có ý nghĩa
“Xưa nay trong một bát canh
Oán sâu như bể hận thành non cao
Muốn hay nguồn gốc binh đao
Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”.
Tất cả loài chúng sinh, từ loài có vảy, có mao, lông vũ... thể chất tuy khác người, nhưng sự hiểu biết và đau khổ đâu có khác con người. Bởi đời trước tạo nghiệp bất thiện nên đời này phải làm thân súc sinh. Theo quan điểm của đạo Phật: “Mọi vật đều bình đẳng một thể, đó là đại bi” và xem mọi loài chúng sinh đều có Phật tính, đều sẽ thành Phật, cho nên chủ trương ăn chay và phóng sinh. Trong cuộc sống, con người bị Ngũ dục chi phối, chỉ vì muốn ăn ngon nên sát sinh để nuôi dưỡng thân mạng.
Song, họ không biết rằng, ăn thịt chúng sinh là một sự thật vô cùng nhẫn tâm. Người ta đã làm ngơ trước sự kêu gào thống thiết khổ đau của chúng sinh khi bị giết. Vì vậy mà ta ăn chay để thể hiện lòng thương xót loài vật, không nỡ đóng gióp thêm vào nỗi thống khổ của cuộc sống đầy đau thương bị hành hạ, đánh đập. Trước khi chết còn phải chịu sống những ngày kinh hoàng trên những chiếc xe chuyên chở khổng lồ, đói khát, dồn ép trong một trạng thái thần kinh rất khủng khiếp, rồi bị lùa vào hành lang dẫn đến lò sát sinh, để nghe thấy những tiếng thét thất thanh trong phút giây giãy chết. Trong kinh Hồng Danh cũng có nói: “Không tự mình giết, không bảo người giết, không tán đồng việc giết chóc”. Nhìn kỹ vào trong một miếng thịt, chúng ta sẽ thấy máu me tràn đầy, nhìn kỹ vào một bữa ăn chúng ta sẽ thấy dẫy đầy sự đau khổ.
Đó cũng là một quy luật biến đổi tự nhiên của vũ trụ và nhân sinh. Vì vậy mà ta cũng đừng cố chấp, tiếc nuối những được mất hơn thua làm gì thêm cho khổ, hãy đón nhận những cái gì đến với ta một cách tự tại an nhiên. Vì sự sợ hãi sẽ đeo đẳng chúng ta nếu chúng ta tìm cách chạy trốn khổ đau. Thất vọng chán chường sẽ đến nếu chúng ta thích đón nhận sự sung sướng và hạnh phúc.
Đời sống luôn trói buộc chúng ta với những ganh tỵ, thèm khát, sân hận, cô đơn, thất vọng và bất mãn. Làm sao bây giờ? Muốn có được cuộc sống tỉnh thức và niềm vui rộng lớn, chúng ta phải định tĩnh, soi rọi phần nội tâm từ lâu mà nó đã bị lãng quên. Định tĩnh bằng cách nào? Niệm Phật sẽ giúp chúng ta định tĩnh và phát huy khả năng thương yêu với người khác. Khi tâm hồn chúng ta đã lắng đọng để có thể quán xét một cách chính xác những gì đang xảy ra, từ đó chúng ta có thể gạn lọc được những tri giác sai lầm.
Khi ta có tình thương thì ta sẽ đem được hạnh phúc cho người khác. Hãy dành một ít thời gian mỗi ngày, ngồi ở nơi yên tĩnh, hãy nghỉ đến những tai hại do lòng căm thù, sự tức giận và nỗi phẫn uất gây nên. Hãy nghĩ xem lòng tự ái đã đưa đến cho chúng ta sự lợi lạc hay chỉ là những tị hiềm ganh ghét. Sau khi đã quán xét những thứ ấy, ta nên tự nhắc lại tư tưởng từ ái sau: “Mong cho con thoát khỏi mọi phiền toái từ tức giận, sợ hãi, căng thẳng, lo âu đến căm thù. Mong cho con và mọi người luôn an vui và hạnh phúc” hoặc: “Mong cho con và mọi người luôn sống trong tình thương và tránh khỏi mọi lo âu giao động…”.
Sự định tĩnh không đòi hỏi sự cố gắng quá mức hay vội vã hấp tấp mà là sự nghỉ ngơi thoải mái, lúc nào trên môi cũng có sẵn nụ cười. Đức Thế Tôn là bậc toàn giác, nhưng những hoạt động của Ngài rất đơn giản. Khi đi thì Ngài đi, khi nói thì Ngài nói, chỉ có vậy. Ngài không suy nghĩ trong khi đang nghe, Ngài không để tâm rong ruổi trong khi đi, tất cả đều chánh niệm và tỉnh giác. Những điều này khó nhưng Ngài làm được nên Ngài được giải thoát.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vừa nhặt thóc vừa hót líu lo
Sách Phật giáo 07:16 23/11/2024Có cuốn sách nhỏ gọn, rất phù hợp để giới thiệu trong một sáng cuối tuần thế này - “Vừa nhặt thóc vừa hót líu lo” của tác giả Vân Nguyễn (Nxb Phụ nữ Việt Nam).
Con người và sự nghiệp giáo dục của Đức Phật
Sách Phật giáo 16:32 20/11/2024Phật pháp là những giáo lý cao cả mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã để lại cho chúng ta đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và những bài học vô cùng sâu sắc cho nhân thế.
Vì sao nên đọc "Logic học Phật giáo"?
Sách Phật giáo 16:23 16/11/2024Đại đức Thích Vạn Lợi, đại diện Nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm - đơn vị liên kết NXB Dân trí ấn hành cuốn sách "Logic học Phật giáo" cho biết đây là một nội dung lớn trong hệ thống triết học Phật giáo.
Nhà sư Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche ra mắt sách "Độc hành"
Sách Phật giáo 21:01 14/11/2024Nhà sư và học giả Phật giáo Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche chia sẻ trong buổi ra mắt cuốn sách "Độc hành" và triển lãm cùng tên với các bức ảnh ông chụp, sáng 14/11 tại Hà Nội.
Xem thêm