Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/01/2013, 10:15 AM

Nếp sống đạo (Phần VIII)

Trong thực tế, đời sống những người bình thường khi đạt được một chút danh vọng hay quyền uy, thì đa số người ta rơi vào cạm bẫy của vọng tưởng và từ đó sự hống hách kiêu căng được dịp trỗi dậy

Danh thơm tiếng xấu

Là người học Phật, khi trực tiếp đối diện với danh thơm và tiếng xấu, chúng ta phải như thế nào? Đó là điều vô cùng quan trọng đối với một người tu đạo. Thường thì danh thơm người ta hoan hỷ đón mừng còn tiếng xấu thì tỏ ra rất khó chịu và căm ghét.

Trong đời sống hằng ngày, không ít người đã tự quảng cáo, không ít người đã không ngại biểu dương sự rộng rãi của mình bằng cách biếu xén hay quà cáp cho cấp trên của mình cả một tài sản lớn. Nhưng có thể những người trên sẽ hoàn toàn thản nhiên trước nỗi thống khổ của người nghèo nàn đói rách sống ngay bên cạnh mình. Đó là khuyết điểm của con người. Chỉ đến khi làm điều thiện thì ta cũng làm với ẩn ý vụ lợi. Những người hoàn toàn vị tha rõ thật hiếm hoi trên thế gian này. Vì lẽ ấy, người nào dù làm mọi việc thiện, dầu động cơ thúc đẩy đến hành động không mấy được ca ngợi nhưng cũng đáng được tán dương vì đã làm được những điều thiện ấy.

Trong thực tế, đời sống những người bình thường khi đạt được một chút danh vọng hay quyền uy, thì đa số người ta rơi vào cạm bẫy của vọng tưởng và từ đó sự hống hách kiêu căng được dịp trỗi dậy chi phối làm người ta có thể đánh mất đi vẻ đẹp khiêm hạ của chính họ. Hầu hết mọi xung đột đều bắt nguồn từ các quan niệm khác nhau về nhận thức, nghĩa là điều này hay hoặc dở, tốt hay xấu, được mọi người khen hay chê… Danh thơm và tiếng xấu cũng là tác nhân của sự chia rẽ, phân hóa cao thấp, được thua còn mất, phán xét và giới hạn.

Muốn giải quyết điều này, chúng cần vượt lên trên phạm vi của vinh hay nhục. Ta chỉ cần biết điều chúng làm là đúng hay sai, có lợi ích cho mọi người hay là tác hại mà thôi. Nghĩ đến điều xấu thì tư tưởng sẽ thu hút những điều xấu ngay và ngược lại, khi chúng ta chỉ nghĩ đến những điều cao thượng thì những tư tưởng kia không còn chấp mắc vào sự khen chê của người khác. Lúc ấy, tư tưởng chúng ta sẽ không bị loạn động, không còn bị chi phối bởi những ý tưởng chia chẻ của danh thơm và tiếng xấu, để mong làm sao đạt được cái mà đạo Phật gọi là “tâm vô phân biệt”.

Chế nghự phiền não

Học Phật thì chúng ta cần phải hiểu rõ rằng mình học Phật để làm gì? Là học hỏi giáo pháp của đức Thế Tôn và áp dụng vào đời sống hằng ngày, với mục đích là phóng thích, chuyển hóa và đối trị những phiền não, gạn lọc những thói quen bất thiện cũ. Những phiền não như tham, sân, si là nguyên nhân chính của mọi khổ đau và sự ích kỷ của chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần phải khắc phục và chuyển hóa, vượt thoát khỏi vòng kiềm tỏa của chúng. Từ đó, thân và tâm ta được thanh tịnh, trong sáng. Điều này có vẻ hơi khó nhưng không phải là không làm được. Thiền hoặc niệm Phật là một trong các phương pháp đối trị và chuyển hóa chúng một cách hữu hiệu nhất. Để không còn bị vọng tưởng khuấy động, chúng ta phải sống và hành động một cách có tuệ giác cao. Con người ai cũng có những ưu phiền, buồn vui, thương ghét khi hằng ngày phải đối diện với thực tế cuộc sống, nhưng chúng ta phải biết cách điều phục khi chúng sinh khởi. Muốn được vậy thì chúng ta phải thay đổi dần những thói quen, suy nghĩ, cảm xúc của mình với một sự quyết tâm lớn.

Phải biết quán xét rằng tất cả những điều kiện dục vọng hiện có trên đời là nguyên nhân phát sinh ra mọi phiền não, và bản chất của chúng chỉ là vô thường, giả tạm nên ta đã xả bỏ chúng nhiều chừng nào thì tốt chừng nấy. Có xả bỏ thì mới có thể duy trì chánh niệm, để rồi có thể thản nhiên trước mọi sự việc còn mất, được thua. Trong tâm của chúng ta đã có sẵn một nguồn hạnh phúc dồi dào, có sẵn một sự an tĩnh tuyệt vời mà cứ mãi tìm kiếm bên ngoài. Ai cũng có phiền não tác động hằng ngày, nhưng chúng ta phải biết đối trị chúng, chiến đấu với chúng khi chúng sinh khởi. Chúng ta phải nhận biết tại sao chúng ta khổ đau khi chúng ta còn dính mắc vào cái “ta” và cái “của ta” mà không thể buông bỏ.


Tác giả  Thích Nhuận Thạnh
Theo: Nếp Sống Đạo
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Sư cô Suối Thông là Đại sứ Văn hóa đọc TP.HCM nhiệm kỳ 2024 - 2025

Sách Phật giáo 11:04 24/04/2024

Sư cô Suối Thông (Thích nữ Hạnh Đức) - đang công tác tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, thành viên Ban Văn hóa Phật giáo TP vừa được trao nhiệm vụ này từ Sở TT&TT TP, trong ngày Sách và văn hóa đọc lần 3, hôm 19/4.

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Xem thêm