Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/02/2020, 09:35 AM

Nếp sống hiện tại lạc trú

Sống hiện tại lạc trú là đoạn tận khổ đau, vì rằng khổ đau chỉ có mặt khi tâm thức của người còn phân biệt, so sánh với quá khứ, với tương lai.

> 7 bước hành thiền cho người bận rộn

Bài liên quan

Thiền là nếp sống hiện tại vì chính đặc điểm của thiền như trên đã nói là sống chánh niệm trong hiện tại, hiện tại như thế nào thì cứ để nó y như vậy. “Trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri sẽ chỉ là cái thức tri. Như vậy là đoạn tận khổ đau”.

Sống hiện tại lạc trú như vậy là đoạn tận khổ đau, vì rằng khổ đau chỉ có mặt khi tâm thức của người còn phân biệt, so sánh với quá khứ, với tương lai. Hiện tại như thế nào thì cứ để nó y “như vậy”, nó như vậy là không có khổ đau. Bạn thấy một điều gì nghe một điều gì đó chướng mắt chướng tai là chỉ khi đó còn có sự phân biệt, so sánh. Pháp hiện tại lạc trú sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi khổ đó bằng cách nhìn trong hiện tại, thấy như vậy trong hiện tại là chỉ biết nó như vậy, đó là cách chấm  dứt sự phiền toái, khổ đau.

Thiền là nếp sống hiện tại vì chính đặc điểm của thiền như trên đã nói là sống chánh niệm trong hiện tại, hiện tại như thế nào thì cứ để nó y như vậy.

Thiền là nếp sống hiện tại vì chính đặc điểm của thiền như trên đã nói là sống chánh niệm trong hiện tại, hiện tại như thế nào thì cứ để nó y như vậy.

Bài liên quan

Với một đặc tính chánh niệm tỉnh giác, thiền dĩ nhiên là sự sáng suốt thấy biết những gì đang diễn ra một cách thấu rõ. Vui với cái gì có trong hiện tại đó là đặc điểm của thiền, là ưu điểm để con người mỗi khi tìm đến thiền là đã có an lạc giải thoát.

Trở lại vấn đề dục lạc, ham muốn là hướng vọng về tương lai, tìm cầu một cái gì hiện tại chưa có. Sống hiện tại là an lạc, sống trong hiện tại là dẹp được sự ham muốn về dục lạc trong tương lai, đó chính là những gì đề tài này hướng tới. Thiền là nếp sống an lạc trong hiện tại, điều đó cũng có nghĩa rằng ham muốn dục lạc trong tương lai đã ra khỏi phạm vi của thiền, chánh niệm được như vậy là ý thức được hiện tại, tức ham muốn không sinh khởi, không vọng tưởng tương lai.

Đối với đời sống xã hội:    

Cần phải hiểu rằng sống an lạc ngay trong hiện tại là lãnh vực trạng thái của thiền, là phương pháp để phòng hộ tâm không vượt rào vọng tưởng, là phương pháp an trú để tâm không bươn chải theo đuổi quá khứ và tương lai. Hiện tại lạc trú không đồng nghĩa với việc bằng lòng với hiện tại, bằng lòng với những gì đang có, sẵn có để gây ra sự hiểu lầm về thiền Phật giáo có thái độ thụ động, kiềm hãm sự phát triển. Hãy sống đầy đủ trọn vẹn và hết mình trong hiện tại là bạn sẽ gặt hái được kết quả tốt đẹp trong tương lai, vọng tâm nghĩ về quá khứ hay tương lai sẽ là động lực chi phối khả năng trong hiện tại.

Sống hiện tại lạc trú là đoạn tận khổ đau, vì rằng khổ đau chỉ có mặt khi tâm thức của người còn phân biệt, so sánh với quá khứ, với tương lai.

Sống hiện tại lạc trú là đoạn tận khổ đau, vì rằng khổ đau chỉ có mặt khi tâm thức của người còn phân biệt, so sánh với quá khứ, với tương lai.

Bài liên quan

Giả sử bạn đang vẽ một bức tranh với trạng thái chú tâm, những đường nét của cây cọ cũng chính là đường nét của tâm bạn. Ngay khi vẽ, quá khứ không có mặt, tương lai không có mặt, bạn không suy nghĩ gì ngoài tác phẩm, về những gì quá khứ đã qua, cũng không suy nghĩ đến tương lai như tác phẩm này sẽ trở thành gì chẳng hạn … mỗi đường nét là chính bạn, chỉ chú tâm vào cây cọ, vào đường vẽ. Hoàn tất bức tranh, bạn sẽ nhận ra như đó là một sự xuất thần, bức tranh sống động. Khi vẽ chỉ chú tâm mà bức tranh vẫn thể hiện đầy đủ cả ba thời. Sự xuất thần đó chính là năng lực của bạn đã được sự chú tâm gom lại đem đặt vào bức tranh, đó chính là phép mầu của hiện tại.

Sự chú tâm ngay trong khi làm việc là cơ hội để bạn thể hiện tất cả khả năng của mình, nó không bị chi phối bởi thời gian và sự thất niệm, vọng tưởng một cái gì trong quá khứ hay mơ ước cái gì trong tương lai làm bạn xao lãng tâm trong việc làm hiện tại. Thiền như vậy là sự tập trung để khai thác tiềm năng của bạn, đó là nguồn lực cho sự sáng tạo và phát triển, cho nên nếp sống thiền luôn cần thiết cho sự phát triển xã hội hiện nay. Đó là lợi ích của pháp hiện tại lạc trú được áp dụng trong công việc để tách biệt với khái niệm thiền bằng lòng với hiện tại, thái độ thụ động sai lầm mà một số người đã hiểu nhầm về Phật giáo.

Hiện tại là tấngt cả những gì cần có mà trong đó đã bao hàm cả quá khứ và tương lai, chỉ sống trong hiện tại và thấy được sự an lạc của pháp thiền này là bước đi của sự thành công cho hai hướng đi giải thoát và xây dựng cuộc đời

Hiện tại là tấngt cả những gì cần có mà trong đó đã bao hàm cả quá khứ và tương lai, chỉ sống trong hiện tại và thấy được sự an lạc của pháp thiền này là bước đi của sự thành công cho hai hướng đi giải thoát và xây dựng cuộc đời

Đối với việc tu tập giải thoát:

Bài liên quan

Thiền tứ niệm xứ với phương pháp sống hiện tại lạc trú đóng vai trò quan trọng trong quá trình tu tập giải thoát tâm linh. Phương pháp tứ niệm xứ theo đề tài quán hơi thở với 16 đề mục mà người viết đã trình bày  sẽ giúp hành giả tu tập giải thoát, thấy rõ hơi thở vào hơi thở ra, thấy rõ sự chuyển biến của thân, sự thay đổi của cảm thọ vui buồn, với trạng thái tâm  xảy ra hiện tại; trong khi thở đó là phương pháp sống trong hiện tại để đẩy lùi các tâm lý xấu, các buồn giận sầu bi… đã xảy ra trong quá khứ và cũng không vọng tưởng đến tương lai.

Hiện tại tôi đang sống và đang thở đây tất cả là nhiệm mầu, tôi không còn bận tâm với những gì đã xảy ra, và những gì chưa xảy ra cũng chỉ là giả pháp, hiện tại tôi đang có mặt bây giờ và ở đây với sự thanh tịnh từ cõi lòng, sự lắng dịu từ tâm thức, tôi không còn bị trói buộc bởi những gì đã xảy ra, đó là an lạc trong hiện tại. Trú tâm liên tục như vậy là các ác pháp bị mòn dần, các tâm bất thiện, các phiền não buồn giận sầu bi không có cơ hội sinh ra, giả sử nó sinh ra, liền với chánh niệm trong hiện tại biết rõ mặt mũi của chúng tức thì dập tắt ngay bằng phương pháp niệm trong hiện tại này.

Thiền đem lại nếp sống hiện tại lạc trú vừa lợi ích cho sự tu tập giải thoát, vừa là nguồn lực cho sự sáng tạo trong đời số xã hội, chỉ cần pháp hiện tại này con người sẽ có thể hoàn thiện bản thân.

Thiền đem lại nếp sống hiện tại lạc trú vừa lợi ích cho sự tu tập giải thoát, vừa là nguồn lực cho sự sáng tạo trong đời số xã hội, chỉ cần pháp hiện tại này con người sẽ có thể hoàn thiện bản thân.

Bài liên quan

Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, định niệm hơi thở vào, hơi thở ra này, được tu tập, được làm cho sung mãn là tịch tịnh, thù diệu, thuần nhất, lạc trú, làm cho các ác bất thiện pháp đã sanh hay chưa sanh, làm cho chúng biến mất, tịnh chỉ lập tức. Ví như này các Tỳ kheo, trong cuối tháng mùa hạ, bụi và nhớp bay lên gặp đám mưa lớn trái mùa lập tức làm chúng biến mất, tịnh chỉ. Cũng vậy này các Tỳ kheo, định niệm hơi thở vào, hơi thở ra, được tu tập được làm cho sung mãn là tịch tịnh thù diệu, thuần nhất, lạc trú, làm cho các ác bất thiện pháp đã sanh biến mất, tịnh chỉ lập tức”.

Với những hơi thở này tiến dần lên loại bỏ những tâm lý xấu, những triền cái trói buộc đời sống con người, chánh niệm an lạc trong hiện tại này hành giả sẽ bước lên được các tầng thiền, sau khi đã cởi bỏ được những triền cái thuộc tâm liền được sự giải thoát rốt ráo.

. Chỉ cần “hôm nay nhiệt tâm làm”, làm với tất cả những gì có thể ngay trong hiện tại là đã có đủ tất cả.

. Chỉ cần “hôm nay nhiệt tâm làm”, làm với tất cả những gì có thể ngay trong hiện tại là đã có đủ tất cả.

Như vậy, thiền đem lại nếp sống hiện tại lạc trú vừa lợi ích cho sự tu tập giải thoát, vừa là nguồn lực cho sự sáng tạo trong đời sống xã hội, chỉ cần pháp hiện tại này con người sẽ có thể hoàn thiện bản thân. Hiện tại là tất cả những gì cần có mà trong đó đã bao hàm cả quá khứ và tương lai, chỉ sống trong hiện tại và thấy được sự an lạc của pháp thiền này là bước đi của sự thành công cho hai hướng đi giải thoát và xây dựng cuộc đời, đó là lý do mà Đức Phật đã dạy:

“Quá khứ không truy tìm,

Tương lai không ước vọng,

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại,

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển,

Biết vậy nên tu tập.

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết.

Trú như vậy nhiệt tâm,

Đêm ngày không mệt mỏi

Xứng gọi nhất dạ hiền

Bậc an tịnh trầm lặng”.

Quá khứ thì đã qua, tương lai thì chưa đến, quá khứ và tương lai là hai phạm trù không có mặt trong lúc này, hiện tại là những gì cần thiết nhất cho sự bắt đầu và cho kết quả về sau; con đường tu tâp sẽ thành công hay thất bại là do giây phút hiện tại này.

Quá khứ thì đã qua, tương lai thì chưa đến, quá khứ và tương lai là hai phạm trù không có mặt trong lúc này, hiện tại là những gì cần thiết nhất cho sự bắt đầu và cho kết quả về sau; con đường tu tâp sẽ thành công hay thất bại là do giây phút hiện tại này.

Chỉ sống hết mình xứng đáng cho hiện tại với sự tu tập như vậy đã là hiền nhân. Hiện tại là tất cả những gì định tĩnh “không động không rung chuyển”. Quá khứ thì đã qua, tương lai thì chưa đến, quá khứ và tương lai là hai phạm trù không có mặt trong lúc này, hiện tại là những gì cần thiết nhất cho sự bắt đầu và cho kết quả về sau; con đường tu tâp sẽ thành công hay thất bại là do giây phút hiện tại này. Chỉ cần “hôm nay nhiệt tâm làm”, làm với tất cả những gì có thể ngay trong hiện tại là đã có đủ tất cả.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm