Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 26/02/2018, 23:09 PM

Nét đẹp chùa quê...

Mùa Xuân, tôi mải mê tìm nét, ý tứ để viết. Hành hương mấy cảnh chùa, cảm xúc vẫn chưa đầy...

Vân An tự cạnh nhà, cách mỗi chiếc cầu. Ngày bé đã "mò" vào "ngâm cứu" bộ tranh 12 cửa ngục, rồi dòng đời biền biệt xa...

Vân du Nam Bắc chiêm bái nhiều cảnh tự, vụng về viết, nhưng chùa quê hương vẫn thấy xa xa.

Chùa, Tam bảo, đâu phải nơi du hí mà chia ra đẹp xấu? Không phải nơi hưởng thụ, nói chi chuyện giàu nghèo? Nhưng Vân An quê tôi có khác...

Không phải am cổ trên cao cao Ngọa Vân sương mù trắng xóa sáng mai, thông già chót vót, núi trập trùng vây phủ...

Càng khác kiến trúc trập trùng trải rộng như mơ của Trúc Lâm Yên Tử hay chùa Ba Vàng hoành tráng trên đồi.

Đại Tòng Lâm và Thường Chiếu đích thực đại tự theo mọi nghĩa, kinh hành đúng buổi vẫn "cưỡi ngựa xem hoa". 

Vân An tự quê tôi khiêm cung nép bên quốc lộ nóng hầm hập mùa hè và tầm tã những ngày mưa. Mấy khối công trình đơn sơ nương vào nhau trong một khoảnh đất hẹp nơi của quế gạo châu. Cổng mới cứ như copy tam quan của Viên Giác trên Sài Gòn, ở đường Bùi Thị Xuân. Sân nhỏ xíu lơ thơ mấy chậu hoa cằn, chính điện gọn gàng có nét thời gian, nhà khách kiêm luôn phòng vị trụ trì ở bên trái, và hậu liêu bình thường. Xi măng cốt thép chiếm hết không gian, khoảng xanh không có, ồn ả thanh âm xe cộ ngày đêm và sức nóng của mặt lộ...

Tôi chưa thấy sự tập trung đông tăng ni hay lễ hội bài bản, một cảnh tự gần chợ, có chút quạnh hiu...

Bao nhiêu lần trà đàm cùng vị Đại đức trụ trì, chuyện pháp chen trong đa đoan cơm áo gạo tiền bộn bề của đời sống tăng ni vùng khó, một chút thanh tịnh hiếm hoi. Tôi không biết viết gì về ngôi chùa quê mình. Về vị trụ trì? Gốc mai duy nhất cho ngày xuân trước lư hương thiên địa? Hay...

Mùng 4, sáng chia sẻ tách trà cùng vị Đại đức, bất chợt nhìn ra cửa: Bệ sen lớn nâng bước thánh tượng Quan Thế Âm Bồ Tát hướng ra quốc lộ, sáng lên trong nắng. Tôi nói ngay: À, đẹp quá! Máy móc bấm mấy khuôn hình như quán tính.

Ở mọi nơi đều có nét đẹp nào đấy mà có khi chúng ta chưa thấy chăng? Bao lần đến Van An tự, tôi chưa bao giờ có góc nhìn như thế về bệ sen dưới chân thánh tượng. Những cánh sen lớn khác thường quét vôi trắng đỏ ánh lên trong nắng sớm, tuyệt vời.

Cái đẹp có ở mọi nơi.

Nguyễn Thành Công 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm