Nếu cúng tế cỗ mặn linh đình - Vong linh chẳng được ăn mà càng thêm tội
Thời Tề có một sĩ nhân họ Lương nhà giàu có, di chúc rằng: “Nô lệ, ngựa nghẽo mà ta yêu thích lúc bình sinh cùng các thứ đồ vật đã được sử dụng lâu ngày, rất vừa ý ta, khi nào ta chết thì dùng các thứ đó chôn theo ta. Nếu không thì chẳng có thứ gì để mà cưỡi cả”.
Tới lúc chết, người nhà nghe theo lời, lấy bao tải đựng đất đè chết nô lệ để chôn theo, còn ngựa thì vẫn chưa giết. Ngoài ra, còn làm cơm mặn cúng lễ linh đình.
Người nô lệ đó chết đã bốn ngày nhưng lại hồi tỉnh, sống lại và kể rằng:
“Giữa lúc chẳng biết là mình đi đâu thì thấy bỗng tới cửa quan phủ, bị người gác cửa giữ lại, phải ngủ ở cửa một đêm. Sáng sớm mai thấy ông chủ vừa quá cố bị cùm, có lính canh giữ, đi vào dinh quan.

Sĩ nhân họ Lương giàu có, di chúc chôn theo nô lệ, ngựa quý, của nả.
Chủ thấy người nô lệ đó bèn hỏi: “Ta cứ tưởng rằng người chết được sử dụng nô tỳ, cho nên mới dặn lại là phải gọi ngươi. Nay ai nấy phải tự chịu khổ hoàn toàn không có liên quan gì với nhau. Nay ta sẽ bẩm quan tha cho ngươi ra”. Nói xong liền đi vào.
Nô lệ đứng ngoài ở chỗ kín nhòm vào thì thấy quan hỏi người canh giữ Lương rằng: “Hôm qua ép được bao nhiêu mỡ”. Đáp: “Được tám đấu”. Quan truyền: “Đem đi ép lấy thêm một hộc sáu đấu nữa”. Thế là chủ bị mang đi ép mỡ, cuối cùng không nói năng gì được!”.
Sáng sớm mai lại tới, có vẻ thiện ý, bảo với người nô lệ rằng: “Ta sẽ bẩm giúp ngươi rồi lại vào dinh quan|. Quan hỏi: “Có ép được mỡ không?”. Đáp: “Không được!”. Quan hỏi: “Vì sao?”.
Viên chủ sự nói: “Sau khi người này chết ba ngày, người nhà đã thỉnh Tăng làm lễ cầu siêu cho rồi. Cho nên lúc đó mỗi khi tiếng kinh kệ, cần sắt lại gẫy, cho nên không ép được mỡ”.Quan phán rằng: “Thế thì hãy tạm mang đi!”. Viên chủ sự bẩm quan: “Xin quan thả người nô lệ”. Quan liền ra lệnh thả thế là chủ và tớ đều ra khỏi cửa.
Người chủ bảo nô lệ chuyển lời nhắn vợ rằng: “Nhờ các người chăm làm lễ cầu siêu cầu phúc mà ta được miễn nỗi khổ lớn. Nhưng vẫn còn chưa thoát.
Vậy phải in kinh, đúc tượng cứu độ cho ta thì may ra mới được thoát hẳn. Từ nay về sau đừng cúng tế nữa, đã chẳng được ăn mà càng thêm tội!”. Nói rồi từ biệt.
Cuối cùng người nô lệ đó đã được sống lại và kể lại hết đầu đuôi với nhà chủ. Nhà chủ đúng ngày đó liền làm lễ cầu siêu. Thế rồi dốc cả nhà để truy phúc, và tu tập hạnh nghiệp.
(Trích ấn phẩm "Lục đạo tập"
Tác giả: HT. Thích Viên Thành
Nguồn: NXB Hải Phòng)
---------------------

Nguyên chú:
1. Truyện này có xuất xứ từ sách Minh Báo Thập dị.
2. Nay có người nào theo lệ tuẫn táng, đọc bài này thì nên tỉnh ngộ để tránh cho người khác bị chết oan và tự chuốc thêm tội nặng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ
Kiến thức
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.
Xem thêm