Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/07/2022, 12:47 PM

Ngạ quỷ tác động con người bằng cách nào?

Trong 6 cõi luân hồi có một cõi giới gọi là cõi ngạ quỷ. Rất nhiều bài kinh của Phật giáo nói nhiều đến sự tồn tại của loài ngạ quỷ. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nếu cõi ngạ quỷ có thật thì tại sao mắt thường chúng ta không thể thấy được?

Vậy điều này thực hư ra sao?

Kính mời quý vị và các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây qua sự chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh.

Tại sao chúng ta không nhìn thấy ngạ quỷ?

Trong kinh có kể câu chuyện: Một hôm, khi Tôn giả Mục Kiền Liên từ trên núi đi xuống thì nhìn thấy một ngạ quỷ, bụng rất là to, cổ nhỏ như cây kim, chân tay giống như cây sậy và thân nó bốc cháy dữ dội, la hét đi trong không trung. Sau khi đắc A La Hán, có sáu phép thần thông thì đây là lần đầu tiên, Tôn giả nhìn thấy chúng sinh như vậy. Vì không biết chúng sinh đó là loại gì nên Tôn giả bạch với Đức Phật thì biết được đó là ngạ quỷ. Đức Phật nói rằng Ngài đã thấy ngạ quỷ, nhưng vì chưa có ai nhìn thấy nên Ngài chưa tuyên bố, bởi nếu họ không tin lời Phật nói thì họ có tội. Cho đến khi Tôn giả Mục Kiền Liên nhìn thấy rồi thì Đức Phật mới tuyên bố sự thật có chúng sinh ngạ quỷ như vậy.

Ngạ quỷ có bụng to như cái trống, cổ nhỏ như cây kim, chân tay giống như cây sậy (ảnh minh họa)

Ngạ quỷ có bụng to như cái trống, cổ nhỏ như cây kim, chân tay giống như cây sậy (ảnh minh họa)

Cái thấy của đạo Phật là lẽ thật, chúng ta tin chắc lời Đức Phật dạy là sự thật, mặc dù những cảnh giới ấy mắt thường không nhìn thấy. Có rất nhiều thứ, chúng ta khẳng định mắt không nhìn thấy sóng điện thoại, sóng vô tuyến... nhưng nó vẫn tồn tại. Cũng vậy, các cõi giới tâm linh như địa ngục, ngạ quỷ, chư Thiên, chư Thần vẫn tồn tại nhưng chúng ta không thấy.

Những vị có thiên nhãn có thể thấy hoặc một số loài vật có mắt đặc biệt có thể thấy. Con chó có thể thấy được bóng ma, nhiều khi ta cứ thấy nó sủa, gọi là chó cắn ma nhưng chúng ta không thấy gì cả, còn con chó thì cảm nhận được. Mắt chúng ta chỉ nhìn thấy những sóng ở cấp độ nhất định, còn vượt lên hoặc dưới thấp thì ta không nhìn thấy. Cho nên, loài người chúng ta chỉ biết được hình ảnh trong kênh của loài người, còn các kênh khác thì chúng ta chưa “chuyển kênh” nên chưa thể thấy được. Ngoài ra, có người thấy, có người không thấy ngạ quỷ là tùy nhân duyên và căn cơ của từng người.

Ngạ quỷ có làm hại tới con người?Ngạ quỷ có rất nhiều loại khác nhau, có loài quỷ có phước báu, có oai lực, có loài quỷ không có phước báu,... Trong kinh có câu chuyện quỷ Dạ Xoa đập vào đầu Ngài Xá Lợi Phất khi Ngài đang ngồi thiền định. Cái đập của nó mạnh đến nỗi có thể làm vỡ cả núi Tu Di nhưng vì Ngài có sức định lớn nên cái đập của nó không ảnh hưởng đến Ngài.

Vì có phước báu, có oai lực nên ngạ quỷ có thể hại người nhưng cũng có thể giúp người. Thời Đức Phật, khi chư Tăng tu tập trong rừng, ngạ quỷ đến quấy phá khiến chư Tăng không tu được. Sau đó, theo lời Đức Phật dạy, chư Tăng tụng kinh Từ Bi, bố thí thức ăn đến cho chúng thì chúng không quấy phá nữa.

Hay như bài kinh “Người sanh làm nữ Dạ Xoa” - trích kinh Pháp Cú - tích truyện có kể về mối ân oán giữa hai người vợ cả - vợ lẽ. Trong kiếp đó, người vợ cả vì bị vô sinh thấy người vợ bé có thể sinh được con cho chồng nên người vợ cả đố kỵ, âm mưu hại người vợ bé bị sảy thai. Sau hai lần ác hại thai nhi trót lọt, đến lần thứ ba, do đã già ngày tháng nên thai nhi quay lại nằm ngang tử cung của người vợ bé. Biết mình không qua khỏi, trước khi chết, người vợ lẽ thề rằng sẽ làm nữ Dạ xoa để trả thù.

Theo mối duyên nghiệp đó mà các kiếp về sau, người vợ cả và người vợ lẽ tìm nhau để ác hại, trả thù. Cho đến một kiếp, người vợ cả tái sinh thành một cô gái, người vợ lẽ là Hắc Nữ Dạ Xoa. Cô gái lớn lên lấy chồng, đến ngày sinh nở, cả 2 lần sinh con đều bị Dạ Xoa ăn thịt. Đến lần thứ 3, cô gái sợ quá, mang đứa con đến cúng dường Đức Phật, cầu mong Ngài cứu giúp. Sau đó, hai bên được Đức Phật hóa giải hận thù thì mới chấm dứt mối kết oán. Vâng lời Đức Phật, cô gái dẫn Dạ Xoa về nhà cung cấp thức ăn lương cao mỹ vị đầy đủ, còn Dạ Xoa thấy được sự đối đãi thâm tình của cô gái nên đã giúp gia đình cô gái được đầy đủ, sung túc.

Theo góc nhìn của đạo Phật, việc ngạ quỷ giúp đỡ hay hại chúng ta là do nhân duyên. Nếu chúng ta có duyên nợ với chúng thì chúng có thể hại chúng ta. Ngược lại, nếu có chúng ta có duyên phước với chúng thì chúng có thể trợ giúp cho chúng ta.

Làm thế nào để giúp cho vong linh ngạ quỷ bớt khổ?

Trong kinh “Ngạ quỷ ngoài bức tường”, Đức Phật dạy việc cúng dường, tế độ cho chúng ngạ quỷ, cô hồn không phải là việc đốt vàng mã, mà chính thực sự là cúng dường Tam Bảo mới có phước báu hồi hướng cho chúng.

Ngạ quỷ, cũng có thể là cha mẹ, quyến thuộc, tiên tổ đã quá vãng bị đọa lạc. Họ thường lân mẫn, đi theo chúng ta. Trong quyến thuộc của chúng ta, ai mà có điều kiện, có phúc báu thì họ sẽ đi theo, họ hy vọng người này sẽ cúng dường làm phước cho họ. Họ mong ngóng chúng ta vô cùng. Họ biết mình là con của họ, hoặc con kiếp này hoặc con nhiều kiếp về trước. Vì ngạ quỷ có túc mạng thông giúp cho họ biết được điều đó còn chúng ta thì không. Giống như Vua Bình Sa làm lễ cúng nhưng ông không biết xung quanh hoàng cung bao nhiêu ngạ quỷ là thân quyến của ông ấy đang kêu gào, mong đợi ông ấy cúng dường, hồi hướng phước báu.

Cúng dường chư Tăng đem lại lợi ích thiết thực cho các vong linh, ngạ quỷ

Cúng dường chư Tăng đem lại lợi ích thiết thực cho các vong linh, ngạ quỷ

Điều này cũng được nói đến trong bài kinh “Nữ ngạ quỷ Nan Đa”, nói về người vợ tên là Nan Đa, do những ác nghiệp khi sống là không mộ đạo, tham lam, nóng giận, ác ngữ, bất kính và bất tuân lời chồng… khiến cô sau khi chết, bị đọa làm ngạ quỷ. Người chồng thương vợ (ngạ quỷ) muốn đem áo quần, thức ăn uống đến cho thì ngạ quỷ nói rằng, đồ của thế gian thì ngạ quỷ không dùng được mà họ cần phước báu phải do cúng dường Tam Bảo, đến chúng Tăng hồi hướng đến thì họ mới thọ hưởng được các thức ăn, uống, áo quần đó.

Bên cạnh đó, các bộ kinh khác như kinh Địa Tạng, Vu Lan, kinh A Di Đà, kinh Đại Phương Tiện Phật Báo cũng nói rõ: muốn giúp cho người đã mất siêu sinh về thế giới an lành, kẻ còn phúc lạ thì những người còn sống nên làm những việc lợi ích như đến chùa thiết trai cúng dường Tam Bảo, ấn tống kinh sách băng đĩa Phật giáo, bố thí cúng dường cho người nghèo khổ, không sát sinh để cúng tế mà nên mua vật về phóng sinh, tụng kinh, thỉnh chư Tăng thuyết Pháp đại thừa, làm các việc công đức… rồi đem công đức đó, hồi hướng cho những người đã mất thì chắc chắn họ sẽ được hưởng, tiêu trừ nghiệp chướng, được tái sinh vào cõi lành hoặc có thể siêu sinh về Tây Phương Cực Lạc.

Như vậy, qua lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh chúng ta hiểu rằng ngạ quỷ là có thật cũng như hiểu được cuộc sống nơi cõi ngạ quỷ là như thế nào. Từ đó, chúng ta biết cách gieo những nhân lành để tránh phải đọa vào ngạ quỷ và làm các việc đem lại lợi ích thiết thực cho thân quyến trong cõi ngạ quỷ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Những chỉ dấu của sự bình yên

Tâm linh Việt 08:56 13/03/2024

Yêu những mái chùa thân thương, tôi yêu biết bao thành phố rộng lớn, bao dung này.

Thượng tọa Thích Tâm Đức nói về chất liệu “Dược Sư” trong mỗi người

Tâm linh Việt 10:56 12/03/2024

Sáng 11/3, chư Tăng, Phật tử chùa Thanh Hà (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) trang nghiêm tổ chức Pháp hội Dược Sư thất châu, cầu nguyện quốc thái dân an.

Thái Bình: Khai mạc lễ hội chùa Keo Xuân Giáp Thìn

Tâm linh Việt 09:34 15/02/2024

Sáng 13/2, tại Tòa giá roi Khu di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, xã Duy Nhất, H.Vũ Thư (Thái Bình) đã diễn ra khai mạc lễ hội chùa Keo mùa xuân năm 2024.

Có kiêng, có lành

Tâm linh Việt 17:52 09/02/2024

Hồi tôi còn nhỏ, trẻ con hay bị rầy lắm. Đứa nào cũng thường thường bị “la” (tức là bị mắng), thỉnh thoảng còn bị ăn roi dâu vào mông; không phải vì cha mẹ không thương, mà vì cái quan niệm giáo dục quái ác thời đó: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.”

Xem thêm