Ngẩng đầu giải thích không bằng cúi đầu nhận lỗi
Phạm Thuần Nhân là đại thần của thời Bắc Tống được xưng là “Tể tướng áo vải”. Ông là con trai thứ hai của tể tướng Phạm Trọng Yêm. Mặc dù về trình độ học vấn, Phạm Thuần Nhân không sánh bằng với cha ông nhưng ông lại có khí phách mà người thường khó có thể tưởng tượng được.
Phạm Thuần Nhân là đại thần của thời Bắc Tống được xưng là “Tể tướng áo vải”. Ông là con trai thứ hai của tể tướng Phạm Trọng Yêm. Mặc dù về trình độ học vấn, Phạm Thuần Nhân không sánh bằng với cha ông nhưng ông lại có khí phách mà người thường khó có thể tưởng tượng được.
Phạm Thuần Nhân có mối quan hệ tốt đẹp với Trình Di – một học giả Nho giáo của Bắc Tống. Một hôm, Trình Di tới thăm Phạm Thuần Nhân ngay khi Phạm Thuần Nhân vừa nghỉ hưu.
Nhẫn nhịn và chịu thiệt mang lại phúc báo đời người
Lúc hai người nói về chuyện cũ, Phạm Thuần Nhân tỏ ra vô cùng nhớ nhung về quãng thời gian ông làm tể tướng.
Trình Di nghe xong không thấy thỏa đáng liền thẳng thắn nói: “Năm đó, có rất nhiều sự tình ngài xử lý không ổn, chẳng lẽ ngài không cảm thấy hổ thẹn sao?”
Phạm Thuần Nhân không hiểu Trình Di nói như vậy là có ý chỉ về việc gì.
Trình Di lại nói:
“Vào năm thứ hai khi ngài đang đảm nhiệm chức vụ, một vùng ở Tô Châu xảy ra nạn cướp bóc, chiếm đoạt lương thực bởi một nhóm người. Theo lý, ngài nên trình bày thẳng thắn sự việc trước mặt Hoàng Thượng. Nhưng ngài lại không nói bất kể điều gì, khiến cho rất nhiều dân chúng vô tội bị trừng phạt nghiêm khắc.”
Phạm Thuần Nhân liền vội vàng cúi đầu nhận lỗi: “Đúng vậy! Lúc đó tôi thực sự nên thay mặt dân chúng nói rõ ra.”
Trình Di nói tiếp:
“Vào năm thứ ba ngài đang đương chức, tại Ngô Trung xảy ra thiên tai, dân chúng dùng cỏ cây để ăn chống đói. Mặc dù quan viên tại địa phương báo cáo nhiều lần, thế mà ngài lại bỏ mặc.”
Phạm Thuần Nhân vô cùng xấu hổ nói:
“Việc này đúng là tôi đã không làm tròn trách nhiệm của mình!”
Sau đó, Trình Di lại vạch ra rất nhiều khiếm khuyết mà Phạm Thuần Nhân đã mắc phải và Phạm Thuần Nhân mỗi lần nghe xong đều chân thành nhận lỗi.
Sau cuộc gặp mặt này mấy hôm, Hoàng Thượng cho gọi Trình Di đến gặp mặt để hỏi về việc chính trị. Trình Di đã nói rất nhiều về kế sách “trị quốc an bang” với Hoàng Thượng.
Hoàng Thượng nghe xong tán thưởng không ngừng và cảm khái nói:
“Ngươi rất có khí phách giống như Phạm Thuần Nhân trước đây!”
Trình Di không cam lòng để Hoàng Thượng so sánh mình với Phạm Thuần Nhân, ông nói:
“Chẳng lẽ, Phạm Thuần Nhân đã từng góp ý với Hoàng Thượng sao?”
Hoàng Thượng bèn sai người mang lên một chiếc hòm và chỉ vào đó rồi nói:
“Trong này tất cả đều là tấu chương của Phạm Thuần Nhân dâng lên trẫm năm xưa.”
Trình Di cảm thấy nghi hoặc mở những bản tấu chương ra xem. Lúc này, ông mới phát hiện trong tấu chương có nhắc đến những sự tình mà ông đã trách mắng Phạm Thuần Nhân mấy hôm trước.
Hóa ra Phạm Thuần Nhân đã có góp ý với Hoàng Thượng, nhưng vì có một vài nguyên nhân khiến cho việc áp dụng những góp ý này không mang lại được kết quả tốt đẹp. Vậy mà, Phạm Thuần Nhân đều nhận hết lỗi về mình không một lời giải thích. Trình Di đỏ mặt và trầm ngâm. Ngay ngày hôm sau, Trình Di lập tức đến nhà Phạm Thuần Nhân xin lỗi.
Phạm Thuần Nhân nghe xong, bật cười rồi nói: “Người không biết không có tội, ngài không cần phải xin lỗi!” Phạm Thuần Nhân từng nói rằng: "Biết tha thứ người khác, điều nhận được sẽ là vô tận.
Tha thứ là dùng tấm lòng khoan dung rộng lượng của mình để khoan dung người khác. Đối mặt với người trách cứ mình, ngẩng đầu giải thích cùng họ không bằng cúi đầu nhận lỗi. Khiêm tốn nhận lỗi thường có sức mạnh và tác dụng hơn nhiều so với việc bướng bỉnh giải thích."
Theo Secretchina.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm