Ngày tốt làm điều ác cũng không tránh được tai họa
Hiện nay, đám nào cũng coi ngày cưới tốt đẹp, nhưng được mấy ai ở bền? Nhiều cặp vợ chồng mới cưới nhau đã chia tay. Chưa kể nhiều vụ tai nạn thương tâm khác. Vậy, tại ngày tháng, hay tại ác nghiệp chín mùi? Nên tin ngày giờ tốt xấu mà không tránh việc ác do chính mình tạo là mê tín.
Đức Phật dạy: “Ngày nào, thân làm lành, miệng nói lời lành, ý nghĩ lành, ngày đó là ngày tốt”. Nếu đám cưới hỏi coi ngày tốt xong lại sát sanh đãi khách thì liệu có còn tốt không? Huống chi lại không kiêng cử ngày Thập chay? Ai cũng mong cầu hạnh phúc nhưng lại gieo nhân ác thì làm sao được viên mãn? Nên ngày nào mình sát sanh, ngày đó đã là ngày xấu. Theo lời Phật dạy như thế, muốn coi ngày đó tốt không, phải xem lại ba nghiệp của mình thiện hay ác. Vì khi quả báo chín rồi, thì không ai cứu được.
Tâm lý chúng ta làm gì cũng coi ngày, là vì muốn tránh tai hoạ. Hỏi tai họa từ đâu mà ra? Có phải từ trên trời giáng xuống chăng? Không phải! Chúng có mặt đều do ác nghiệp quá khứ của mình chín mùi. Do vô minh, chúng ta cứ nghĩ ngày nào quả báo bất thiện trổ quả, ngày đó, ngày xui, nên chỉ lo tránh né ngày giờ mà không hề xem lại sửa đổi bản thân mình.
Sát sanh hại vật thì không hạnh phúc. Vì sao? Vì sát sanh là nguyên nhân của tai nạn, bệnh tật, rủi ro bất ngờ, hiếm con, bị oan trái nhiều đời báo thù, hoặc sanh con hư hỏng, về lâu dài kinh tế khánh kiệt. Thì làm sao gọi là hạnh phúc? Xét theo nhân quả ba đời như chuyện lão Hoà Thượng Chí Công đi dự đám cưới nói: “ Cháu cưới bà, con đánh cha, heo dê ngồi trên, quyến thuộc bị nấu trong nồi” làm mọi người hoảng hốt.
Sở dĩ cháu cưới bà, vì bà chú rễ qua đời sớm, còn nhớ thương đứa cháu trai, nên đầu thai lại làm cô gái hàng xóm rồi lấy nhau. Trong lục đạo luân hồi như thế, trải qua vô lượng kiếp hạt giống ác dục như thế, khác gì loạn luân với nhau. Cho nên, Phật dạy người xuất gia, muốn ra khỏi sanh tử, phải đoạn dâm dục. Còn việc anh thanh niên ngồi đánh trống, bị ngài nói là con đánh cha, là do ba anh đi đầu thai làm trâu, bị lột da làm trống. Heo dê ngồi trên là những người đang ăn nhậu đó chính là bọn súc sanh từng bị gia quyến họ giết thịt nấu ăn, nên giờ đầu thai lại, báo thù lẫn nhau: “Heo dê trở lại làm người, người trở lại làm heo dê” ăn nuốt lẫn nhau. Nếu nhìn bằng con mắt nhân quả ba đời như Hoà Thượng Chí Công quả thật là đau xót. Vì đó chính là chúng ta đang giết thịt quyến thuộc đã chết của mình, có thể là ông bà, cha mẹ nhiều đời để đãi khách!
Tất cả tai hoạ đều do sát sanh mà ra. Nên muốn hạnh phúc nhất định phải tránh. Nhiều người có tâm lý ăn bù ngày chay. Đó là tu hành gian dối. Kiểu lỡ tạo ác rồi, sau đó bù đắp lại. Nên Phật tử ăn mặn vào ngày thập chay là thiếu lòng từ bi. Rất dễ gặp tai hoạ.
Vài năm trước, Tâm Tràng đến chùa xin một đứa con, tôi bèn cho một tượng Phật nhỏ. Tối ngủ thấy luồng hào quang từ tượng Phật chiếu ra bèn thụ thai. Tôi dạy ăn chay kỳ để giữ.
Hôm đó, đúng ngày rằm. Ba chồng Tâm Tràng đem một kg thịt đến nhờ con dâu nấu dùm. Nấu chưa kịp xong đã ngất xỉu. Trong mộng, Tâm Tràng thấy hai con quỷ nhỏ nói:” Hôm nay 15, có nhiều người phạm giới phá trai, nên tụi em đi tìm bắt ăn thịt”. Rồi sau dí Tâm Tràng. Nữ cư sĩ này hốt hoảng la lên bỏ chạy, rồi chợt gặp tôi trong mộng. Tỉnh dậy đã ngất xỉu hơn 12h đêm. Trên đầu giường còn nguyên lá chú Lục Tự Đại Minh tôi cho. Kinh Địa Tạng nói, ngày thập chay tụng kinh được phước, trái lại là hoạ. Vì những ngày này chư thiên đi tuần tra nhân gian, xem ai biết làm lành thì ủng hộ.
Cho nên, là Phật tử, không được xem thường việc cúng chay, đãi chay. Nếu vì lợi mà giết hại chúng sanh, thì ấy là hoạ. Lấy nỗi đau máu đổ, đầu rơi của loài thấp bé hơn mình làm tiệc vui là bất nhẫn. Huống chi không hề kiêng kỵ những ngày chay. Thì càng đáng trách! Cầu phước không phải do ngày giờ mà ngay chính lương tâm của mình.
Con vật nào cũng có quyến thuộc. Nếu vì mình xum họp, mà vợ chồng, mẹ con chúng ly tán nơi lò mổ thì sao tránh cái hoạ đã gieo nhân chia lìa. Nên chúc nhau “Răng long đầu bạc”, “ Trăm năm hạnh phúc”, đều là ảo tưởng. Vì hoàn toàn gieo nhân trái ngược.
Nếu hiểu sâu sắc cái họa do sự sát sanh đem lại, thì Phật tử nên làm lễ Hằng Thuận, nguyện làm chay, đãi chay, phóng sanh, tu phước ngay trong ngày cưới. Tuyệt đối, không đãi mặn, sát sanh, đó mới chính là trí tuệ. Bằng thai giáo theo kinh Phật, càng thêm mỹ mãn. Đó chính là Phật hoá gia đình. Là điều thi thiết mà các bậc làm cha mẹ là thiện tri thức, phải giáo dục con mình ngay từ nhỏ. Là Phật tử thuần thành, phải ý thức được nhân quả mình làm. Không nên vì lợi nhuận, xưa này sao, nay làm vậy, mà thiếu y cứ vào Phật pháp.
Hiện nay, đám nào cũng coi ngày cưới tốt đẹp, nhưng được mấy ai ở bền? Nhiều cặp vợ chồng mới cưới nhau đã chia tay. Chưa kể nhiều vụ tai nạn thương tâm khác. Vậy, tại ngày tháng, hay tại ác nghiệp chín mùi? Nên tin ngày giờ tốt xấu mà không tránh việc ác do chính mình tạo là mê tín.
Muốn bách niên giai lão, đời sống an ổn, vô não vô ưu, đông con nhiều cháu, kinh tế hưng thịnh, thì phải tránh sát sanh vào ngày cưới. Đó là nhân lành tiên quyết để tránh mọi rủi ro sau khi kết hôn. Bằng một tay cầm chuỗi, một tay vấy máu, thì họa vẫn liền kề. Ấy là do mình thiếu trí tuệ và gan dạ để tránh gieo nhân xấu, chứ nào tại ngày giờ. Xưa nay nhân quả chẳng sai một mảy may nào. Tại sao đã lạm xưng là Phật tử rồi, vẫn còn thiếu
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm