Thứ, 01/02/2021, 10:12 AM

Ngày Xuân nhớ những bài học khai sáng của ba nuôi tôi

Cứ mỗi dịp trọng đại như Tết đến Xuân về, thay vì người người nô nức trẩy hội vui chơi, chúc tụng nhau, xếp hàng xin chữ thư pháp thì “gia đình” của chúng tôi lại quây quần ngoài phòng khách, lắng nghe những câu chuyện nghề, chuyện nhân tình, chuyện thế sự và lời huấn thị đầu năm của ba nuôi…

“Thầy” là bạn chí thân với thầy giáo phổ thông của tôi. Vào mùa xuân của hơn 20 năm về trước, tôi là một sinh viên ngơ ngác rời quê hương khăn gói lên đường vào Sài Gòn theo đuổi giấc mơ đại học, nhờ sự giới thiệu của thầy dạy phổ thông, tôi được nương tựa gia phong của vợ chồng thầy. Thầy cô vốn dĩ không có con cái, sống riêng tư và kín tiếng suốt mấy chục năm. Ở lâu mến nghĩa mến tình, vì quá tôn kính và yêu thương, thầy cô trở thành ba mẹ nuôi của tôi. Cứ mỗi dịp trọng đại như Tết đến Xuân về, thay vì người người nô nức trẩy hội vui chơi, chúc tụng nhau, xếp hàng xin chữ thư pháp thì “gia đình” của chúng tôi lại quây quần ngoài phòng khách, lắng nghe những câu chuyện nghề, chuyện nhân tình, chuyện thế sự và lời huấn thị đầu năm của ba nuôi…

Những ký ức khai sáng đầu xuân

Tôi từng thay đổi ngành học nhiều lần trước khi ổn định đến ngày hôm nay. Ở giai đoạn năm 2000 – 2003, sinh viên ngành Triết học của một số trường được miễn hoàn toàn học phí. Vì gia cảnh éo le và bản thân lại đang đơn độc bươn chải giữa Sài Gòn, tôi không có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, sự long đong không phải lý do quan trọng để dẫn đến nhiều quyết định làm thay đổi cả cuộc đời một con người. Tôi tìm ra nguồn cảm hứng và niềm đam mê khác từ người thầy – người ba khai sáng của tôi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bé 9 tuổi chăn vịt kiếm tiền phụ cha mẹ: Lúc thập tử vẫn quay lại cứu mẹ nuôi

Những cảm xúc triết học đầu tiên không phải bắt nguồn từ giảng đường mà từ một buổi sớm mùng 2 Tết định mệnh của năm cũ, tôi cung kính chúc Tết và vui vẻ ngồi nghe ba nuôi tôi (một giáo sư Đại học hưu trí) truyền đạt về triết học phương Tây, từ trào lưu triết học Khai sáng Pháp đến vấn đề tự do trong hai tác phẩm Khế ước xã hội (Jean Jacques Rousseau) và Tinh thần pháp luật (Ch.S.Montesquieu). 

Ba nuôi tôi lúc nào cũng thủ ý, không bao giờ phát ngôn khi không cần thiết, dù cho lời nói có mực thước đến đâu. Chỉ có những dịp trọng đại như giỗ lớn hay Tết, ông mới ăn vận chỉnh tề và thực hành gia huấn theo đúng trọng trách của một người cha, một người thầy. Ba hay minh họa triết học bằng thơ hoặc bằng những câu chuyện dung dị đời thường. Trong sự hình dung của tôi, ba nuôi là người đưa thơ vào triết học, biến triết học thành thơ, khiến nó trở nên thi vị và quyến rũ. 

Nhớ có lần ba mới gượng dậy sau đợt ốm hồi mùng 10 Tết Tân Tỵ, ba đã muốn đi chùa. Chiều ý ba, tôi gác lại lịch dạy thêm sau Tết, theo ba và mẹ đi viếng cảnh chùa ở một chốn sơn thủy hữu tình trên cao nguyên đất đỏ. Đứng trước một lòng hồ phẳng lặng như tờ, ba ngồi xuống trảng cỏ, mỉm cười đọc lên một bài thơ haiku rất lạ của nhà thơ trứ danh Matsuo Basho (1644 – 1694):

Hồ Omi tám cảnh

Sương mù dấu bảy rồi

Còn chuông đền Mi thôi…

Quán niệm hơi thở tầm vài phút, ba bắt đầu nói về sự tinh tế của dòng thơ haiku đầy thiền ý, cũng như vẻ đẹp trí tuệ nhân văn, sâu lắng của bậc thầy thơ ca. Basho đã lấy tiếng chuông ngân để đánh thức bảy danh thắng bên hồ khiến nhiều người tới bây giờ vẫn còn trầm trồ vì tưởng chừng thể loại 5 – 7 âm tiết như haiku không thể tả xiết được bấy nhiêu cảnh tình thuở ấy. 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hoàn cảnh đáng thương của bé trai bị bà chủ quán bánh xèo xuống tay: Mẹ mất, cha bệnh

Nhân thi hứng lãng mạn, ba bắt đầu đọc Cà phê chiều không em (Hà Thiên Sơn). Nhiều năm trôi qua, khi ba đã yếu, không còn đi xa được nữa, tôi vẫn nhớ và tâm đắc hai câu thơ: “Tôi yêu em giữa mùa hoa sứ nở – Trắng sân trường ngan ngát hương đưa”. Hai mươi năm đằng đẵng, ký ức ngày xuân ấy chưa thể phôi phai. Một nhà giáo thất thập cổ lai hy, nho nhã, hiền triết và dạt dào tình cảm như mùa xuân tươi mới.

Không chỉ đem lại bài học về phong thái, ba nuôi tôi – thầy tôi còn chỉ cho tôi con đường sáng của tri thức. Sau lần ba ốm ngay Tết, ba hay nhắc đi nhắc lại châm ngôn dung dị của một nhà triết học Hy Lạp: “Một tinh thần khỏe mạnh chỉ tồn tại trong một cơ thể khỏe mạnh”. Dường như dự cảm được sự ngắn ngủi của phần số, ba không còn kiệm lời khi khuyên răn người thân phải bớt công, bớt việc, bớt lễ nghĩa hình thức và những vật chất trong dịp Tết nhất, nên chăm lo nhiều cho bản thân, biết nghỉ ngơi để nhìn lại,…

Tết Đinh Dậu vừa qua, khi ba đến nhà mới của tôi, thấy tôi mê mải ghi chép những ý hay từ một bài báo khoa học liên quan đến Albert Einstein, ba hỏi về ý nghĩa của định luật Albert Einstein và hệ thức kinh điển E= mc2 . Tôi thuật lại làu làu về những gì bài báo nói. Ba cau mày hỏi tôi biết gì về nội dung các Thuyết Tương đối rộng và hẹp. Lúc đó, tôi lặng thinh. Ba tì gậy ngồi xuống bàn nhìn tôi nói: “Con à, con không biết gì liên quan đến nội dung mà dám nói về ý nghĩa, điều này thật nguy hiểm cho trí tuệ. Muốn nói trước điều gì thì bắt buộc phải tìm hiểu cặn kẽ nội hàm của nó. Làm người không thể sống qua loa, đại khái con à”. Là một người say mê nghiên cứu, nghe câu nói ấy, tôi cảm giác vừa hổ thẹn vừa hứng khởi như “đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa” vậy!

Từ những trải nghiệm vô giá trong khoảng thời gian sống cùng ba mẹ nuôi, sau khi tốt nghiệp, tôi tâm niệm rằng phải định hình một đường lối sư phạm bài bản và nghiêm túc, chuyên nghiệp nhưng tự do, phóng khoáng nhưng chạm đến chiều sâu của tư duy và gốc rễ của vấn đề.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chuyện chú chó ăn chay vào ngày rằm "cảm hóa" gia chủ sống làm điều thiện

"Những mùa xuân đi qua, Ba thêm kiên trì và bền bỉ"

Những ngày đầu Xuân đối thoại cùng ba nuôi, tôi lại có động lực đọc rất nhiều tác phẩm kinh điển của phương Đông (Tứ Thư, Ngũ Kinh, Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh, Kim Cương Kinh,…) và phương Tây (các trước tác của Plato, Aristotle, Augustin, Thomas Aquinas, F.Bacon, Jean Jacques Rousseau,…), đặc biệt là các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin. Tôi nhận ra rằng triết học liên quan đến nhiều lĩnh vực vật lý, toán học, sinh học…. Từ đó, tôi lại theo đuổi các giảng đường Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên để dự thính các bài giảng vật lý và hóa học đại cương. 

Tôi nhớ lúc ba còn khỏe, sau khi cúng Giao thừa và mùng 1 xong, ba dành trọn mùng 2, mùng 3 để ngồi đọc sách trên ghế đẩu ngoài sân nắng của nhà cũ, giống như một thói quen khai trí đầu Xuân. Càng lớn tuổi ba càng học nhiều, không có thói quen nào bị thay đổi do tuổi tác, đặc biệt là đọc sách. Ba thường nói: “Những mùa Xuân đi qua, ba thêm kiên trì và bền bỉ”. Ba luôn tự nhận mình thiếu sót nhiều, ba luôn tìm đọc những tác giả trẻ và rất quan tâm đến tâm tình của hậu bối. 

Tết năm ngoái, khi ba đã yếu nhiều, tôi vẫn thấy ba ngồi chậm rãi lần giở quyển sách “Cái vô hạn trong lòng bàn tay” (Trịnh Xuân Thuận). Cuốn sách là cuộc đối thoại giữa tôn giáo và khoa học, điều mà ba nuôi tôi rất quan tâm. Theo ba, ý niệm về cái đẹp sâu xa, mênh mông, phóng khoáng và tự do qua lăng kính khoa học vũ trụ đã đem đến sự an ủi tinh thần cho ba rất lớn. 

Những giây phút đó, ba thường hay tự nói bằng lời lẽ của hiền triết Socrate: “Tôi chỉ biết một điều duy nhất là tôi chưa biết gì cả”. Mỗi mùa Xuân qua đi đối với ba tôi là một sự biết ơn và trân trọng. Ý thức cao độ về sự hiện hữu của thời gian cuộc đời, ba nuôi tôi dạy tôi không thể tự thỏa mãn hiểu biết một cách dễ dãi, bởi vì như vậy sẽ đi vào con đường khốn cùng của học vấn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Phụng dưỡng cha mẹ như thế nào mới được phước lớn?

Không có cái mới nào lại không bắt đầu từ cái cũ

Tôi từng đi dạy ở nhiều nơi, lúc nào tôi cũng cảm thấy hạnh phúc vì chịu ảnh hưởng lớn từ phong cách dạy dỗ của ba. Trong các tác phẩm kinh điển của Mác Ăngghen, có tác phẩm do hai bậc thầy vô sản viết chung, mang tên “Gia đình thần thánh”. Lúc giảng đến tác phẩm này, ba đặt câu hỏi: “Làm sao để khai phóng tri thức?”. Tôi cho rằng: “Không nên chấp nhận tri thức đang có, phải sẵn sàng đi tìm tri thức khác”. Ba tỏ vẻ chưa đồng tình, ba nhắc nhở không có cái mới nào lại không bắt đầu từ cái cũ, cũng như không có quá khứ thì không có hiện tại và tương lai. Muốn nhìn nhận vấn đề phải nhìn nhận bằng quan điểm lịch sử – cụ thể. Có như vậy mới khai phóng tri thức, thoát khỏi vòng kiềm tỏa tư duy.

Một lần nọ, cũng vào ngày mùng 3 Tết, lúc tôi mới 26 tuổi, ba tưới cây ngoài sân xong và chỉ vào chiếc ghế đẩu ba hay ngồi, vừa hỏi vừa cười: “Con thử chứng minh cái ghế ba đang ngồi không tồn tại xem nào?”. Sau vài phút im lặng, tôi lém lỉnh trả lời: “Dạ, cái ghế của ba là ghế nào ạ?”. Ba tấm tắc khen ngợi câu trả lời ấy và tổng kết thành bài học: Câu hỏi tư duy có giá trị cao hơn câu trả lời. Đó là những khoảnh khắc đầu Xuân vô cùng ý nghĩa, mà mười mấy năm sau dẫu có nhiều tiền cũng không thể nào mua được!

Những ngày đầu Xuân, tôi nhớ ba tôi thường đem chuyện xưa tích cũ ra giảng giải sau buổi cơm chung bao gồm ba mẹ, tôi, hai đứa cháu họ xa và một vài bạn hữu. Tôi nhớ ba giảng về câu: “Phản Trụ đầu Châu”. Ý nói những quan viên, tướng lĩnh thời nhà Thương mạt vận bên Trung Quốc đã quay giáo trở cờ, bỏ vua Trụ theo Chu Văn Vương sáng lập tân triều. Ba giảng việc bỏ tối theo sáng là không sai nhưng xét trên quan điểm đương thời, cách hành xử đó vẫn bị đánh giá là không trung nghĩa. Từ bài học đó, dân gian đã lưu truyền câu chuyện trung nghĩa khác về hai vị quan nhà Thương đã trốn biệt vào chốn thâm sơn, sống trong hang tối, ăn cây cỏ, quyết không ăn gạo thịt nhân gian vì cho rằng đó là gạo thịt của tân triều đã lật đổ quân chủ của họ. Đầu Xuân ngồi đàm đạo chuyện nhân nghĩa xa xưa cốt để giữ đức răn mình!

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cha già tha thiết xin giúp con trai được lắp vỏ não

Ba thường nói về chuyện nhân sinh, thế sự bằng cách mượn lời lẽ người xưa với niềm tôn kính tuyệt đối, dù bản thân ba nhận được không biết bao nhiêu sự trọng thị của học trò và bằng hữu bên ngoài. Ba hay khuyên tôi về lẽ buông xả của nhà Phật qua câu “Ôm rơm nặng bụng”, ý nói việc không đáng, nhẹ như rơm rác thì hà cớ gì phải mang cho phiền não cuộc đời. Hoặc ba thường tự trào về đời mình là “Quan tha thì ma bắt”, có ý tự cười số kiếp của một người trót  nhận lãnh phận sự, khi có quyền cao chức trọng thì trải đủ nhọc nhằn, đến lúc đã rũ bỏ được sân si, tham dục thì cũng gần tới bước đường tận mệnh.

Sống với ba mẹ nuôi mười lăm năm, ra ở riêng cũng được năm năm, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, tôi đều muốn quây quần bên mâm cơm gia đình để nghe những câu chuyện đầu năm của ba. Nhìn ba ngồi trên chiếc ghế đẩu thân quen, giữa nắng mới và chồi non lộc biếc, tôi thấy nẻo minh triết của đời mình…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc

Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024

Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.

Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang

Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024

Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh

Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.

Xuân thung dung

Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024

Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...

Xem thêm