Cha già hai lần lấy da cứu con đang hấp hối: Phép màu không thể tin nổi
Dù vẫn còn đau đớn vì vết thương sau 2 lần lóc da để cứu con, nhưng ông Quảng Trọng Công vẫn hạnh phúc với quyết định của mình. Người cha lóc da cứu con trai đã 41 tuổi của mình đã giúp con mình tái sinh thêm lần nữa.
Mái ấm Thiện Duyên - Nơi cưu mang những mảnh đời bất hạnh
Với ông, lóc da cứu con hay cách nào đi chăng nữa thì không có gì quan trọng bằng việc giành lại sự sống cho đứa con trai đang trong tình trạng “thập tử nhất sinh”.
Tìm đến phòng trọ của vợ chồng ông Quảng Trọng Công (67 tuổi) tại chợ Chánh Lưu, phường Chánh Phú Hòa, TX.Bến Cát, Bình Dương, nhiều người không khỏi xót xa trước hình ảnh những lớp da trên phần chân và đùi của ông Công bị lấy đi, chỉ còn lại phần thịt màu đỏ. Đó là vết tích của hai lần lóc da đắp lên người con trai khi con ông đang hấp hối vì bị bỏng nặng.
‘Nếu chọn lại bao nhiêu lần, tôi vẫn sẽ làm vậy’
Bà Nguyễn Thị Liên (64 tuổi, vợ ông Công) kể lại, chiều 10.9, con trai mình là anh Quảng Trọng Trọng (41 tuổi) đi mua xăng về đổ cho xe tải, về đến gần nhà gặp sự cố ngã xe rồi xăng bất ngờ phụt cháy khiến anh Trọng bị bỏng nặng. Mọi người xung quanh thấy vậy liền đưa anh vào bệnh viện để cấp cứu. Bác sĩ cho biết cơ hội sống của anh rất mong manh.
“Khi biết con mình bị tai nạn như vậy, tôi và chồng như chết lặng. Thực sự rất bàng hoàng! Lúc đó tôi chỉ muốn vào bệnh viện thật nhanh để xem tình trạng con mình như thế nào. Lúc bác sĩ bảo cơ hội sống của con rất khó, tôi đã không ngủ cả đêm chỉ cầu mong sao có phép màu đến với con của mình”, bà Liên nhớ lại.
“Dù bác sĩ nói việc lóc da của tôi cũng không thể đảm bảo chắc chắn được việc con tôi có thể sống, nhưng tôi vẫn chấp nhận làm. Vì tôi là một người cha. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì kể cả hy sinh mạng sống của mình để có được một cơ hội dù là nhỏ nhoi để cứu con. Nếu cho tôi lựa chọn lại hàng trăm, hàng nghìn lần tôi vẫn sẽ chấp nhận làm như vậy”, ông Quảng Trọng Công.
Sau gần một tháng điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, tình trạng của anh Trọng càng ngày càng nặng thêm, phần da bị mất quá nhiều cần phải có phần da người khác đắp lên làm vật liệu che phủ. Ngay lập tức, ông Công đã đề nghị bác sĩ lấy da mình để cứu con.
“Dù bác sĩ nói việc lóc da của tôi cũng không thể đảm bảo chắc chắn được việc con tôi có thể sống, nhưng tôi vẫn chấp nhận làm. Vì tôi là một người cha. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì kể cả hy sinh mạng sống của mình để có được một cơ hội dù là nhỏ nhoi để cứu con. Nếu cho tôi lựa chọn lại hàng trăm, hàng nghìn lần tôi vẫn sẽ chấp nhận làm như vậy”, ông Công xúc động bày tỏ quyết tâm.
Bản thân bà Liên cũng muốn cùng chồng lấy da mình để cứu con nhưng ông Công ra sức ngăn cản vì ông biết vợ mình tôi không thể nào chịu được cơn đau này.
“Nhìn thấy cảnh chồng mình như vậy, có người vợ nào mà không xót xa. Nhưng vợ chồng tôi vẫn động viên nhau vì cứu con nên có khó khăn nào cũng phải vượt qua. Không có con trai, cuộc sống của hai vợ chồng tôi đâu còn ý nghĩa gì”, bà Liên rưng rưng.
Cụ ông 93 tuổi sưu tầm thuốc cứu người hơn 40 năm
Từ ngày ông Công được xuất viện để về nhà nghỉ ngơi, nhiều người gần đó biết chuyện đã đến thăm hỏi, động viên gia đình. Bà Đinh Thị Cẩm Nhung (59 tuổi, hàng xóm ông Công) cho biết: “Bản thân tôi vừa thấy khâm phục vừa thấy thương tình cảm cha con của ông ấy. Thấy ông hiến da cho con mình như vậy, tôi là người ngoài mà tôi còn kìm lòng không nổi, nói gì người trong nhà”.
Từ ngày ông Công được xuất viện để về nhà nghỉ ngơi, nhiều người gần đó biết chuyện đã đến thăm hỏi, động viên gia đình. Bà Đinh Thị Cẩm Nhung (59 tuổi, hàng xóm ông Công) cho biết: “Bản thân tôi vừa thấy khâm phục vừa thấy thương tình cảm cha con của ông ấy. Thấy ông hiến da cho con mình như vậy, tôi là người ngoài mà tôi còn kìm lòng không nổi, nói gì người trong nhà”.
Nhắc đến cha là khóc
Trước khi con trai xảy ra tai nạn, ông Công làm công việc thu gom rác tại chợ Chánh Lưu, vợ ông làm giúp việc cho một gia đình gần đó. Mỗi tháng, thu nhập của cả hai người không quá cao nhưng vẫn đủ sống qua ngày. “Giờ chân tôi bị như vậy nên không thể làm việc nặng được nữa. Tôi không biết mình có đủ sức khỏe để trở lại làm việc hay không, chắc “về hưu” sớm rồi”, ông Công trấn an.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng được đánh giá là nhà từ thiện hào phóng nhất châu Á
Trong khi đó, anh Trọng làm nghề lái xe tải, vợ là chị Hồ Thị Loan (38 tuổi) làm công nhân, cả hai có cô gái nay vô năm nhất đại học. Phòng trọ anh Trọng và phòng của cha mẹ ở gần nhau. Cả nhà anh quê ở Bến Tre và chuyển lên Bình Dương sống hơn 15 năm nay.
Hiện tại, ông Công đã xuất viện về nhà còn anh Trọng vẫn nằm tại bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị tiếp. Chị Loan, người túc trực chăm sóc anh từ lúc đầu đến giờ, cho biết hễ anh ngủ thì thôi, tỉnh lại thì đòi điện về hỏi thăm cha rồi dặn cha ăn uống nghỉ ngơi cho mau khỏe.
“Mỗi lần nói chuyện hay thấy hình cha là ảnh lại khóc. Thân mình lo chưa xong nhưng lo cho cha mẹ ở nhà lắm. Người ta ghép da cho ảnh chứ có thay máu ảnh đâu mà từ bữa bị thương đến nay “mít ướt” lắm, ai hỏi chuyện về cha là ảnh khóc à”, chị Loan cười.
Về phần anh Trọng, anh tâm sự rằng bản thân mình bị phỏng nên hiểu rõ cảm giác rát, nhức và đau đớn ra sao nên khi biết cha hai lần lóc da cứu mình thì thấy xót không chịu nổi.
“Tôi biết cha lúc nào cũng thương nhưng không nói ngoài miệng, lần này lóc da đau đớn cũng không than tiếng nào. Giờ tôi nhớ cha, thương cha dữ lắm, không biết làm sao trả hết ơn cha dành cho mình. Cha là động lực để tôi cố gắng mau hồi phục, một phần để cha đỡ lo, một phần lấy lại sức khỏe để sau này có thể chăm lo cho cha mẹ khi về già”, anh Trọng rưng rưng.
Nguồn: Báo Thanh Niên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương
Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.
Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo
Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.
Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần
Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.
Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học
Gieo mầm thiện 11:00 05/11/2024Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Xem thêm