Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 04/04/2020, 16:04 PM

Nghệ sĩ Ngọc Huyền cúng dường Pháp bằng “Phật ca”

"Là con nhà Phật, nghe nhạc Phật, hát nhạc Phật, nhất là các ca khúc ca ngợi công đức của chư Phật, các vị Bồ Tát làm cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về sự hy sinh của quý Ngài là đem giáo lý an lành đến cho chúng sinh".

Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương: Tôi ăn chay để cứu chính mình

PV: Nhân duyên nào đưa chị đến với Phật ca? Chị hát Phật ca từ khi nào?

- Gia đình Huyền là gia đình có truyền thống Phật giáo. Gia đình bên ngoại của Huyền tại Đà Nẵng có một ngồi Chùa Sư Nữ toàn là quý sư cô, đa số là dòng họ Hà tu ở đó. Ngôi chùa do Sư Bà Từ Hạnh (đã viên tịch) lập thành. Đó là Chùa Châu Phong Sư Nữ.

Đã là gia đình Phật tử nên khi thành danh trong nghề, được hữu duyên với Má Út – nữ nghệ sĩ tài danh Út Bạch Lan hướng dẫn Huyền đọc Kinh Phật cúng dường Pháp qua CD, ca cổ, cho tới video cải lương Quốc sư Ngọc Lâm, Quan Âm Diệu Thiện từ những năm 1991.

Với mong muốn bao nhiêu năm của Sư Bà Từ Hạnh hy vọng Huyền có 1 chương trình ca nhạc Phật giáo để Sư Bà nghe. Mãi đến 2012, có lẽ đã đủ duyên lành trong tâm đã nung đúc Huyền thực hiện CD đầu tiên “Chùa Tôi và Mẹ Tôi”. Rồi nhân duyên lớn khi Huyền xem trên mạng thấy anh ca sỹ Nguyễn Đức hát nhạc Phật giáo rất nhiều, được diễn viên điện ảnh Hoà Hiệp, Nguyễn Lê Bá Thắng đã hỗ trợ tiếp cho Huyền thực hiện DVD đầu tiên cho nhạc Phật giáo được mang tên “Về Chốn Bình An”. Và như thế duyên lành cúng dường Pháp qua hình thức truyền tải dòng nhạc Phật giáo cứ lớn dần lên.

Nghệ sĩ Ngọc Huyền.

Nghệ sĩ Ngọc Huyền.

PV: Trong cuộc sống và sự nghiệp ca nhạc của mình, chị có áp dụng giáo lý Phật giáo, lời dạy của Tam bảo hay không? Chị đã áp dụng ra sao?

- Là con nhà Phật, nghe nhạc Phật, hát nhạc Phật, nhất là các tác phẩm ca ngợi công đức của chư Phật, các vị Bồ Tát làm cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về sự hy sinh của quý Ngài là đem giáo lý an lành đến cho chúng sinh. Huyền hiểu thêm về đạo Phật và niềm tin càng vững chắc khi những lời giáo huấn đó được áp dụng cho chính bản thân mình trong cuộc sống, nghề nghiệp và gia đình mình.

Chúng ta hãy đặt tất cả tâm thành vào trong những lời giáo huấn quý báu mà chúng ta nghe được, thấy được. Thực hành được bao nhiêu hay bấy nhiêu theo sự hiểu biết của chính mình, từng bước một thôi, không vội vã thì chính Huyền lại nhận được vị tha, thấu hiểu, lắng nghe và yêu thương.

PV: Hoạt động nghệ thuật với dòng nhạc Phật ca, chị có suy nghĩ gì về ca từ hoá những lời dạy, giáo lý của Phật giáo để giúp lan toả lời hay ý đẹp, giáo lý tốt đẹp đến nhiều người nghe nhạc?

- Trong giáo lý Phật giáo, đơn giản 4 chữ Từ - Bi - Hỷ - Xả, nhận diện được vô thường chung quanh mình, thì được mất hơn thua có còn là vấn đề quan trọng không? Nói thì dễ, thực hành thì không dễ dàng gì? Đơn giản thì hãy lắng nghe Kinh Phật, hoặc nghe nhạc Phật giáo. Mỗi bài hát sẽ giúp cho cuộc sống chúng ta an lạc hơn ở một hoàn cảnh nào đó. Thì theo Huyền nghĩ thời điểm đó là “Đủ Duyên Lành”.

Chúng ta đừng quên rằng ai đến với cõi đời vô thường nầy đều không thoát khỏi Sinh - Lão - Bệnh – Tử, Hỷ - Nộ - Ái - Ố. Nếu được an trú trong chánh định của Tâm, đón nhận nghiệp đến đi một cách nhẹ nhàng không chấp, thì chính chúng ta sẽ tìm được hạnh phúc an lạc từ Tâm.

Chúng ta đừng quên rằng ai đến với cõi đời vô thường nầy đều không thoát khỏi Sinh - Lão - Bệnh – Tử, Hỷ - Nộ - Ái - Ố. Nếu được an trú trong chánh định của Tâm, đón nhận nghiệp đến đi một cách nhẹ nhàng không chấp, thì chính chúng ta sẽ tìm được hạnh phúc an lạc từ Tâm.

PV: Ngoài hoạt động nghệ thuật, trong cuộc sống chị có tổ chức, tham gia các hoạt động thiện nguyện, từ thiện đến các hoàn cảnh khó khăn hay không?

- Huyền không có riêng một tổ chức hoạt động từ thiện nào cả, nhưng Huyền làm từ thiện mọi lúc mọi nơi, nơi nào cần, nơi nào Huyền biết đến cần sự chia sẽ yêu thương, thì Huyền tự lấy tiền của mình hoặc xin ủng hộ thêm từ những người thân mà đi chia sẽ những hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ. Nên hầu như nơi nào cần đến sự trợ giúp về kinh tế thì ai ai cũng nhớ đến tên Huyền.

Không chỉ các chùa, các hội từ thiện đều mời Huyền tham gia là khách mời, hoặc hát gây quỹ giúp, những chương trình như vậy Huyền luôn nhận lời tham gia.

Có nhiều lời đề nghị Ngọc Huyền ra một tổ chức riêng với tên hội từ thiện Ngọc Huyền... nhưng Huyền đều không đồng ý. Huyền thấy mình có bao nhiêu, thì chia sẽ theo khả năng của mình. Không cần danh vị trong vấn đề này vì đối với Huyền không quan trọng.

PV:  Được biết, không chỉ có ở trong nước, hiện tại chị đang có 1 chương trình “Dòng Nhạc Tỉnh Thức” (Chỉ chuyên tải nhạc Phật giáo và Báo hiếu cha mẹ) trên đài truyền hình Phật giáo IBC.TV tại Mỹ, chị đánh giá thế nào về sự hưởng ứng của người nghe tại đây?

- Thưa vâng, đó chương trình “Dòng Nhạc Tỉnh Thức”. Huyền nhận được rất nhiều lời khuyến khích khen tặng vì chương trình được hát live với band nhạc, mỗi khách mời, mỗi bài hát dẫn dắt cho người nghe hiểu thêm về Phật giáo, tìm được sự an trú bình an trong khoảnh khắc ấn định đó.

Chương trình “Dòng Nhạc Tỉnh Thức”.

Chương trình “Dòng Nhạc Tỉnh Thức”.

Huyền xin kể riêng về câu chuyện của chính mình. Huyền bị áp lực với thời gian, công việc thì nhiều, lo toan về kinh tế gia đình, cuộc sống cũng như tương lai nhiều việc nan giải. Mà làm chương trình “Dòng Nhạc Tỉnh Thức” bỏ thời gian vào cũng khá nhiều mà lại không có thu nhập, nếu thời gian đó làm những việc khác...Huyền định buông bỏ chương trình rồi, không tiếp tục làm được.

Cũng vào ngày mà Huyền muốn xin Thầy Viện chủ cho dừng không làm chương trình nữa, thì là lúc Huyền chọn được 3 tác phẩm chủ để nói về “Sám Hối”. Khi soạn chương trình xong, hát xong Huyền lại nhận được mọi nan giải từ Tâm đều buông xả. Điều đó minh chứng cho chính bản thân Huyền là “Dòng Nhạc Phật Giáo”, “Báo Hiếu Cha Mẹ” gọi chung là “Dòng Nhạc Tỉnh Thức” đã giúp cho Huyền rất nhiều, tự thấy lỗi mình hơn thấy lỗi người, cảm nhận được điều mình cần phải làm không phải chỉ giúp cho đời vơi bớt khổ đau, mà đã giúp cho chính ta đón nhận được khổ đau trong an lạc. Và chương trình “Dòng Nhạc Tỉnh Thức” đến nay đã được sinh nhật 5 năm rồi.

Không chỉ các chùa, các hội từ thiện đều mời Huyền tham gia là khách mời, hoặc hát gây quỹ giúp, những chương trình như vậy Huyền luôn nhận lời tham gia.

Không chỉ các chùa, các hội từ thiện đều mời Huyền tham gia là khách mời, hoặc hát gây quỹ giúp, những chương trình như vậy Huyền luôn nhận lời tham gia.

PV: Trong sự nghiệp nghệ thuật của mình, đặc biệt là ca nhạc Phật giáo, chị đã đạt được những thành quả gì? Những album nào đã được ra mắt?

-  Huyền đã thu âm được rất nhiều nhạc Phật giáo không nhớ hết được khoảng 100 bài hát, và được một tài sản nhỏ của riêng mình là 5 Album Phật giáo, 1 DVD “Về Chốn Bình An” và chuẩn bị ra mắt Live show “Nhạc  Kinh Phật” đầu tiên với chủ đề Hương Đức Hạnh.

PV:  Trong thời gian tới, những hoạt động dự định của chị sẽ là gì?

- Huyền dự kiến các chương trình nhạc “Báo Hiếu Cha Mẹ”;  “Chuyên Đề về Mẹ”; chương trình chủ đề “Nhạc” của Nghệ sĩ Giao Tiên. Sau thành công Live show “Gửi Người Tôi Yêu” thì chuẩn bị Live show “Gửi Người Tôi Yêu 2” - Một Bộ Phim YouTube về Mẹ. Và chuẩn bị tiếp một chương trình Live show “Nhạc Kinh Phật Hương Đức Hạnh 2”.

Mình có một niềm tin mãnh liệt, cứ như thế mình đọc Kinh, mình học Phật. Rồi duyên đến không cần hiểu nghĩa những chữ tiếng Phạn mình đọc là gì, nhưng giáo lý vi diệu đã cho mình nhận thức được chữ thương.

Mình có một niềm tin mãnh liệt, cứ như thế mình đọc Kinh, mình học Phật. Rồi duyên đến không cần hiểu nghĩa những chữ tiếng Phạn mình đọc là gì, nhưng giáo lý vi diệu đã cho mình nhận thức được chữ thương.

PV:  Chị có thông điệp nào muốn gửi gắm tới quý Phật tử, những người yêu mến đạo Phật không chỉ ở trong nước mà ở hải ngoại nhằm lan toả những giá trị tốt đẹp của Phật giáo và lan toả tình yêu với ca nhạc Phật giáo hay không?

- Huyền đủ phước duyên đến cõi đời này trong một gia đình Phật tử thuần thành, được là con của bố mẹ mình, được lớn lên trưởng thành là một nghệ sĩ thành công trên con dường nghệ thuật, có tiếng tăm địa vị trong xã hội hiện tại. Ai cũng nói Huyền là ngôi sao may mắn. Đúng, Huyền không phủ nhận mình là ngôi sao may mắn, nhưng tất cả chúng ta đừng quên rằng ai đến với cõi đời vô thường nầy đều không thoát khỏi Sinh - Lão - Bệnh – Tử,  Hỷ - Nộ - Ái - Ố. Nếu được an trú trong chánh định của Tâm, đón nhận nghiệp đến đi một cách nhẹ nhàng không chấp, thì chính chúng ta sẽ tìm được hạnh phúc an lạc từ Tâm.

Có một ngày Huyền nói chuyện với một người bạn, bạn ấy nói: “Mình không cần đạo nào, chỉ đạo làm người không hổ thẹn. Chứ Kinh của Huyền đưa mình không hiểu sao mà đọc “Với sự hiểu biết nông cạn, Huyền đáp lời bạn: “Các từ ngữ chú trong Kinh cao thâm uyên bác mình không hiểu hết. Nhưng mình có một niềm tin mãnh liệt, cứ như thế mình đọc Kinh, mình học Phật. Rồi duyên đến không cần hiểu nghĩa những chữ tiếng Phạn mình đọc là gì, nhưng giáo lý vi diệu đã cho mình nhận thức được chữ thương. Tứ chi khai mở và rồi tập sống không giận không hờn không oán trách, đến một ngày thức dậy là trong đầu mình nghỉ đến câu:

Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.

Và Ngọc Huyền lại cứ bước tiếp”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”

Phỏng vấn 11:00 20/11/2024

Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”

Phỏng vấn 09:51 15/11/2024

Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.

Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”

Phỏng vấn 10:33 10/11/2024

Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.

Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”

Phỏng vấn 15:43 26/10/2024

Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.

Xem thêm