Thứ năm, 26/05/2022, 10:22 AM

Nghĩ về chữ tâm trong Phật pháp

Từ xưa đến nay người ta vẫn thường nhắc đến chữ Tâm trong đời sống, coi đó như một phẩm chất đạo đức, một yếu tố nhân văn rất cần thiết và tốt đẹp trong mối quan hệ giữa người và người với nhau.

Chúng ta thường hay nói: “Hoằng dương Phật Pháp, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”.

Chúng ta thường hay nói: “Hoằng dương Phật Pháp, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”.

Chữ Tâm trong truyện Kiều

Trong xã hội đã vậy, đối với người tu thì càng phải vậy, vì người tu lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm sống của mình. Tuy nhiên thực tế cũng có không ít tăng ni tâm lượng hẹp hòi, đối xử với nhau không có tâm cho lắm.

Có một bạn tu trẻ kể cho tôi nghe rằng bạn ấy vừa mới xãy ra chuyện với sư phụ và bị sư phụ đuổi đi, không cho ở chùa nữa. Vị sư phụ ấy giữ hết giấy tờ như đơn xin xuất gia, chứng nhận tăng ni, chứng điệp thọ giới... Chẳng những thế mà vị sư phụ đó còn dựa vào sức ảnh hưởng của mình ngăn không cho các chùa khác nhận vị đệ tử đó. Còn các chùa khác thì hoặc do sợ vị đó, hoặc nể vì, hoặc có quyền lợi gắn liền nên cũng không dám nhận người. Cho nên vị đệ tử chỉ có con đường về nhà nương tựa gia đình chứ không biết ở đâu để tu tiếp. Đây không phải là trường hợp cá biệt, đã có nhiều trường hợp như thế xãy ra trước đây. Hơn nữa, theo quy định của Giáo hội Phật giáo hiện nay về chuyển sinh hoạt tôn giáo thì nơi đến phải có văn bản (của Trụ trì, Ban trị sự) của nơi đi thì mới chấp nhận. Nhưng nếu người đi đã làm mích lòng vị thầy, trụ trì hay Ban trị sự mà muốn có một tờ giấy giới thiệu là điều không thể. Chính vì thế mà có tăng ni, dù đã tu nhiều năm rồi cũng đành phải xuất gia lại từ đầu để có giấy tờ hợp lệ.

Mỗi người có thái độ, cái nhìn khác nhau về vấn đề. Riêng cá nhân tôi thì việc làm như thế của các vị thầy là không thể chấp nhận được. Nó thể hiện sự độc đoán, hẹp hòi và thiếu từ bi của một người tu. Trên đời này ai mà không một lần phạm lỗi, nếu tha thứ được thì tha, còn không thể tha thứ được thì coi như duyên thầy trò không có, hoặc đã hết, để cho vị đệ tử ra đi một cách yên bình, vui vẻ, chứ có đâu lại làm khó làm dễ, chặn hết mọi con đường của người ta, như một sự trả thù vậy. Làm thầy – trò với nhau cũng phải có cái duyên mới được. Có duyên mới gặp nhau và có duyên mới hóa độ nhau được. Điều này ta đã thấy từ thời đức Phật rồi. Có những người đức Phật độ không được nhưng đệ tử ngài độ được. Khi một người tới xin xuất gia, đức Phật quán xét coi người đó có duyên với vị trưởng lão nào trong tăng đoàn thì ngài bảo vị đó nhận người đó làm đệ tử. Các vị tổ ngày xưa cũng làm như vậy. Mặc dù người đệ tử đó xuất gia với mình nhưng sau đó nếu thấy mình độ không được thì liền gửi cho một vị thầy khác. Ví như ngài Dược Sơn đến tham kiến tổ Thạch Đầu, sau vài câu dò xét, Tổ liền nói với Dược Sơn rằng: “Nhân duyên của ông chẳng phải tại đây, mau đi kiếm Mã Tổ đại sư”. Liền giới thiệu Dược Sơn với Mã Tổ. Quả nhiên ở nơi Mã Tổ, Dược Sơn được giác ngộ.

Con đường tu tập tâm là áp dụng những phương pháp để loại bỏ ra khỏi tâm những phẩm chất xấu, chiếu ánh sáng vào phần ‘tối’ của tâm thức.

Con đường tu tập tâm là áp dụng những phương pháp để loại bỏ ra khỏi tâm những phẩm chất xấu, chiếu ánh sáng vào phần ‘tối’ của tâm thức.

Chữ Tâm trong kinh doanh

Mỗi người có căn cơ, khí chất và nhân duyên khác nhau. Cũng ví như cùng một giống cây nhưng trồng ở những địa phương khác nhau thì quả có mùi vị khác nhau, một vị đệ tử mà mình cho là không tốt chưa hẳn là họ không tốt thật. Khi gặp một môi trường khác thích hợp với họ thì họ sẽ phát triển một cách tự nhiên. Thật sự ai đi xuất gia cũng đều xuất phát từ một tấm lòng trong sạch, kính tin Phật, Pháp và ngưỡng mộ Tăng đoàn, muốn trở thành một thanh viên của Tăng đoàn mà họ thấy là cao thượng đó. Trong thời đại vật chất hiện nay, tấm lòng đó thật đáng trân trọng biết bao. Nó như mầm cây bồ đề vừa mới nhú và những người đi trước phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc để cho cây mầm ấy được lớn lên một cách mạnh khỏe. Các vị thầy, trụ trì và những người đi trước phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho những người mới vào đạo được yên tâm tu học và sống an lạc tại nơi cư trú. Người đời có cái nhà, người tu có cái chùa. Người ta đã bỏ nhà để vào chùa tu, bây giờ lại đuổi người ta ra khỏi chùa thì người ta biết đi đâu? Và nỗi khổ tâm của bật làm cha mẹ khi con mình mang hình thức tu sĩ mà lại ở nhà, các vị thầy có thấu hiểu hay không? Đi tu được gì mà sao lại khó khăn, khổ sở như thế?

Chúng ta thường hay nói: “Hoằng dương Phật Pháp, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”. Muốn làm những điều đó ta phải có tấm lòng vị tha và yêu thương. Chứ nếu ta chỉ biết bản ngã, quyền lợi của mình thì những tuyên bố trên chỉ là khẩu hiệu rỗng để lòe hoặc lừa thiên hạ mà thôi. Phật Pháp là vô thượng thậm thâm nhưng vì sao người đi theo Phật Pháp lại bị đau khổ? Và ai là người bao dung độ lượng hoặc dám hi sinh quyền lợi của mình để bảo vệ mầm non Phật Pháp, bảo vệ đàn em mới chập chững trên con đường đạo?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm