Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/04/2019, 09:10 AM

Nghĩ về chữ tín trong làm ăn

Đức Phật đã nhấn mạnh “thịnh đạt bằng thiện nghiệp”, có thể hiểu không thiện nghiệp tất không thịnh đạt được - quan hệ nhân quả, tất yếu. Mong mọi người hãy trân trọng nghề dù là nghề gì, vốn ít hay nhiều, giản đơn hay tinh xảo, để công việc thăng tiến bền vững trong đạo đức.

>>Góc nhìn Phật tử 

Người xưa đúc kết và đề cao chữ tín trong kinh doanh như nguyên tắc căn bản, song ngày nay nguyên tắc ấy thấy vi phạm ở khắp nơi: cuộc mưu sinh cứ như cất nhà từ nóc nhưng thiếu nền!

Dưới đây, từ trải nghiệm thực tế, xin đơn cử những trường hợp có thật được “mã hóa” cho nhẹ nhàng một chút.

Bài liên quan

Chú X lập nghiệp ở xứ tôi với hai bàn tay trắng cùng vợ và mấy con, vậy mà không xây nền. Nghề sửa chữa điện thoại di động đang thời buổi phổ cập phương tiện thông tin này, ở một vùng xa dân trí chưa cao.

Thay vì làm ăn đàng hoàng, chú dùng đủ cách để mua dế vào rẻ như cho và bán ra như vàng: khách kẹt tiền mang điện thoại đến bán, cho dù còn mới tinh nhưng trăm lần như một, chú cầm máy lên với những câu độc thoại khủng bố tinh thần người đang cần bán: loại này xưa rồi không ai xài, trầy hết trơn, thứ này tôi không lấy...và sau khi khổ chủ tê tái mất niềm tin về sản phẩm của mình, anh chàng mới tỏ ra thương xót mua giúp với giá tùy nghi có khi chỉ bằng 1/10 mức thỏa đáng.

Thế nhưng ngược lại, khi bán ra, với những nông dân tay lấm chân bùn ít học, chú chàng tán hươu tán vượn với những từ ngữ càng khó hiểu càng tốt, tâng bốc sản phẩm của mình lên mấy cho dù ấy chính là những máy mua rẻ như cho của bà con kẹt tiền! Nhờ chiêu thức ấy mà anh ta khá lên trông thấy cho dù không có lấy nửa chữ chứng nhận nghề - theo quy định của pháp luật với công việc có tính kỹ thuật.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Có rất nhiều người nghèo tích lũy đủ mua xe gắn máy chạy xe ôm, lẽ ra chăm chút nâng niu nghề để có khách mối, lại vằn vện níu kéo hăm dọa, cứ như buộc người ta phải đi xe! Một nghề đích thực thiện lương lại trở nên bụi bặm. Kiếm được mấy đồng bạc, ánh nhìn mọi người với một số  bác tài xe ôm lệch đi, thật đáng tiếc.

Bài liên quan

Bây giờ yếu tố ngoại trong thương mại ở ta ngày càng tăng, cộng với công nghệ và tư duy mới trong kinh doanh, người sử dụng dịch vụ và mua sắm nói chung được biết đến chuyện bán mua văn minh, lịch lãm, khách hàng đích thực thượng đế. Hàng hóa chất lượng, hậu mãi chu đáo, bảo hành chuyên nghiệp, tư vấn và chăm sóc khách hàng tận răng, nhân viên có văn hóa cao cùng ý thức nghề nghiệp chuẩn khiến “đi chợ” trở nên nhẹ nhõm hay ho hơn rất nhiều nếu so với cách làm ăn đã kể ở phần đầu. Vậy mà, thay vì nâng mình để cạnh tranh, chuyện bán mua thách trên trời, lừa lọc, mánh mung...vẫn còn không ít, nhất là ở những chợ quê. Một phần nguyên nhân nằm ở chỗ người tiêu dùng, khách hàng có hiểu biết thấp, không ý thức quyền được phục vụ của mình cùng nhận thức đủ về thị trường hiện đại.

Dù xã hội phát triển đến đâu, chữ tín trong kinh doanh vẫn là nguyên tắc bất di bất dịch và không chỉ trong kinh doanh, giá trị ấy gắn liền với nhân cách con người. Bán mua văn minh, tự nguyện, trung thực...chính là vốn liếng quan trọng để thăng tiến trên thương trường và sự nghiệp thay vì chụp giật kiểu mì ăn liền có bền được đâu?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ở Phương Đông từng có thời xa xưa kinh doanh bị xếp hạng thấp trong thang bậc giá trị xã hội, ngày nay người ta đã thấy hết tầm quan trọng của thị trường cũng như những thương nhân tham gia trong ấy, hệ thống đào tạo đã xây dựng và hoàn thiện dần những mã ngành phục vụ thương mại - dịch vụ, cung cấp cho xã hội những trí thức làm ăn lương thiện và chuẩn mực, hiệu quả cao gắn liền với sự phục vụ phát triển xã hội. Sự tồn tại cung cách làm ăn như đã mô tả ở những dòng đầu tiên sẽ mai một dần và cuộc lập nghiệp khó vững vì xây nhà thiếu nền, bấp bênh.

Có một bài pháp đức Phật nói trong kinh do Ngài Xá Lợi Phất thưa hỏi: “Nguyên nhân nào dẫn đến một người mua bán thành công và thất bại?” Phật dạy: “Này Xá Lợi Phất, ông nên biết có người cư sĩ đi đến chỗ các thầy tỳ kheo và hứa hẹn như sau: Dạ thưa các thầy, các thầy còn thiếu nhu cầu gì con sẽ đóng góp, ủng hộ cho. Sau khi hứa hẹn người này không làm như lời đã hứa. Do nhân duyên đó người ấy về sau có mua bán, làm ăn gì cũng đều thất bại. Nếu người ấy đóng góp, ủng hộ như đã hứa, sau này nếu có mua bán, làm ăn gì cũng đều thành công như ý muốn. Nếu người ấy đóng góp, ủng hộ nhiều hơn những gì đã hứa thì mua bán, làm ăn gì cũng đều thành công ngoài sức tưởng tượng”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Góc nhìn Phật tử 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Tu là cải tạo mình

Góc nhìn Phật tử 09:13 22/04/2024

Ngày nào tôi ăn muối nhiều một chút (nhất là chao, tương, mắm dưa chay) là khuya 0 giờ đau đầu tới 2 giờ 30, ảnh hưởng cho thời thiền kế đó.

Xem thêm