Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/03/2014, 11:13 AM

Nghĩ về một vị sư

Như bao phật tử khác, tôi gọi ĐĐ.Thích Định Hương là Thầy. Có duyên để đàm đạo với Thầy qua những dịp lễ hội Phật giáo, từ đó tôi cảm thấy mình cần phải tìm hiểu sâu hơn về những điều mà đức Phật dạy.

Quê hương của Thầy ở tận Quảng Trị, một xã thuộc vùng đồng bằng phía Bắc của huyện Triệu Phong. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống Phật giáo, tuổi nhỏ Thầy thường đi chùa và tham gia sinh hoạt Gia đình Phật tử, nên thấm nhuần từng bước giáo lý vô thường của đạo Phật.
 ĐĐ.Thích Định Hương bên ngôi chùa Vĩnh Phước (Sóc Trăng)
Vào năm 1992, nhờ Ni trưởng Thích Nữ Như Đạo, Thầy được giới thiệu đến chùa Phước Viên, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đảnh lễ Hòa thượng Thích Quang Đạo, xin thế phát xuất gia. Sau 3 năm, thọ giới Sa di tại Đại Tòng Lâm, Bà Rịa Vũng Tàu. Rồi khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2000 Thầy theo học trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai tại chùa Pháp Hoa, xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Trong thời gian này, Thầy thọ giới Tỳ kheo (Đại đức) tại chùa Long Thiền, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Cũng do nhân duyên và được Chư tôn đức ưu ái, trúng tuyển vào Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế - trụ sở chùa Hồng Đức, phường Thủy Xuân, Tp.Huế, tỉnh Thừa Thiên trong thời gian 2001 – 2005.  
           
Sau đó, Thầy được sư ông (Hòa thượng Thích Thiện Sanh) - Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Sóc Trăng tiếp nhận, giao cho nhiệm vụ trợ lý Thư ký Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Sóc Trăng.
 Thầy tham gia làm cùng bà con nơi đây
Nhân dịp tổ chức công nhận chùa Vĩnh Phước tọa lạc tại ấp 21, xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng, Thầy được BTS GHPGVN tỉnh Sóc Trăng công cử về quản lý chùa vào tháng 07 năm 2013. 
   
Lúc mới nhận chùa, nơi đây còn âm u, ít người lui tới, mọi vật đều túng thiếu, ngôi chùa chỉ còn là túp lều xơ xác, không đủ sức chịu đựng với những trận giông bão. Những ngày đêm đầu tiên Thầy không an giấc, luôn niệm Phật cầu nguyện và tính toán xem bắt đầu từ đâu để xây dựng lại ngôi Tam Bảo này.

Cuối cùng, vào ngày 04/08/Quý Tỵ, Thầy đã quyết định khởi công xây dựng ngôi Tăng xá để trang nghiêm chốn già lam và lập đạo tràng cho phật tử trở về tu tập. Nhờ hồng ân Tam Bảo gia hộ, Chư tôn đức Giáo phẩm trợ lực nên công trình xây dựng đã tiến hành xây dựng được bước đầu phần nền móng. Việc xây dựng sẽ nhanh hơn, nếu được sự phát tâm cúng dường Tam Bảo của phật tử gần xa. 
 Đài sen tượng Bồ tát Quán Thế Âm đang trong quá trình xây dựng
Phật tử nơi đây quý mến Thầy, nhưng không biết làm sao khi đời sống của đại đa số người dân đều thiếu thốn khó khăn. Nhiều phật tử đến cùng với Thầy bắt tay xây dựng, làm những công việc trong khả năng của mình, như dọn dẹp sạch cỏ, lau chùi chính điện. Ai cũng nói trong sự chân thành. Cô Trần Thị Tỏ năm nay 63 tuổi pháp danh là Ngọc Nhã nói:

- Thiệt tình là nhờ có Thầy, mà tụi tui mới được cùng tụng Kinh niệm Phật. Bây giờ, tháng nào phật tử ở đây cũng dành 2 ngày để tụng Kinh Sám hối và cầu nguyện cho tất cả mọi người bình an, xóm làng sung túc.

Còn ông Phạm Văn Định là người cũng từng tham gia các hoạt động tại địa phương thì cho biết:

- Tui thấy Thầy này cầu nguyện vái lạy bài bản lắm, cũng mong nhiều người đóng góp để xây dựng xong ngôi chùa sớm cho Thầy an tâm. Chứ tụi tui thấy Thầy có một mình cũng lo.

Tôi tin với tâm nguyện lớn lao của Thầy, với sự gia hộ của Chư Phật và tạo điều kiện của Chư tôn đức cùng với tấm lòng đóng góp tích cực của mọi người thì một nơi hoang vu hẻo lánh, sẽ dựng lên ngôi chùa khang trang. Bởi  nơi đây trong những năm dài chiến tranh con người chỉ phập phồng lo âu sinh mạng của mình, có người tham gia kháng chiến, có người tăng gia sản xuất, chưa ai nghĩ đến việc lập nên ngôi chùa để sớm mõ chiều chuông. 

Giờ đây, dòng kinh cây khô của ngày nào đã không còn cảnh tiêu điều xơ xác, mà phủ lên người một màu xanh của lục bình trôi, của dòng nước hiền hòa, của cánh đồng đang mùa trổ bông, như chuẩn bị chào đón ngôi Tam Bảo trang nghiêm, sẽ hình thành để mọi người cùng chung nhau tu tập. 

Thiện Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm