Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 16/06/2024, 12:15 PM

Nghĩa sâu của vô thường

Lý vô thường không phải làm cho con người bi quan, khi rõ tất cả là vô thường thì chúng ta không mê lầm, sống trở lại nguồn gốc chân thật mà chúng ta đã bỏ quên.

Từ trước đến đây chỉ nói về mặt vô thường giả tạm, nếu chúng ta khéo tiến thêm bước nữa tỏ ngộ được lẽ thật trong cái vô thường.

Nói vô thường để giúp người tỏ ngộ được lẽ thật để vươn lên, để sống được với cái chân thật, chứ không phải nói vô thường rồi chỉ thấy vô thường tạm bợ, đó là ý nghĩa sâu của vô thường.

Lý vô thường không phải làm cho con người bi quan, khi rõ tất cả là vô thường thì chúng ta không mê lầm, sống trở lại nguồn gốc chân thật mà chúng ta đã bỏ quên.

Tức là Phật tánh, là bản tâm, là lẽ thật nơi chính mình.

Nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh mà Phật tánh đó vô thường không chạm tới được.

Chúng sanh bị vô thường chi phối nhưng cũng không mất Phật tánh, nên người khéo tu, giác ngộ được thì sẽ chuyển chúng sanh thành Phật.

Sống đẹp giữa vô thường

438160953_490701183617565_6091931710647308830_n

Đức Phật, Bồ-tát, các vị Thánh Hiền, cũng từ chúng sanh giác ngộ mà thành. Khi còn mê thì là chúng sanh, khi giác ngộ rồi thì chuyển thành Phật.

Phật cũng từ chúng sanh tiến lên, Bồ-tát, các vị A-la-hán, các vị Thánh Hiền cũng vậy.

Vậy thì trong chúng sanh có cái phi chúng sanh, nên nói vô thường để chúng ta không lầm cái giả này, khéo sống trở về với chân lý giác ngộ đó.

Bài kệ dạy chúng của thiền sư Mãn Giác:

“Xuân khứ bách hoa lạc,

Xuân đáo bách hoa khai,

Sự trục nhãn tiền quá,

Lão tùng đầu thượng lai.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”.

là nói lên điều này: Trong cái vô thường có cái chân thật.

Tức là Xuân đi thì trăm hoa rơi rụng, xuân đến trăm hoa đua nở, sự đời cứ trôi qua trước mắt như nước trôi, nước cứ trôi, trôi qua hết.

Lâu lâu nhìn lại thì cái già nó đến trên đầu rồi, tóc đã bạc rồi.

Bài kệ nhắc rằng sự đời vô thường, từ hoàn cảnh bên ngoài cho đến bản thân đều bị vô thường biến đổi.

Nhưng tại sao không nói xuân đến trước mà lại nói xuân đi trước? Thường người ta nói đến rồi mới đi, có đến mới có đi, xuân đến hoa nở, xuân đi hoa tàn, có nở có tàn.

Ở đây, Sư nói ngược lại: “Xuân đi thì trăm hoa rụng, xuân đến thì trăm hoa nở”.

Vì đây là bài kệ thị chúng của Sư lúc sắp tịch, nhắc nhở để đại chúng bớt buồn.

Sắp tịch tức là sắp đi, Sư nói rằng thân này cũng vậy.

Có mặt trên đời này đến lúc hết duyên thì đi, giống như xuân đi thì hoa rụng tàn.

Tuy vậy, nhưng gặp duyên đến thì hoa nở, tức là có rụng có tàn có nở.

Đó là tướng vô thường của thế gian.

Nhưng trong đó “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết”, nghĩa là trong mùa xuân hoa tàn rụng đó vẫn còn: “Đêm qua, trước sân còn một cành mai”. Nghĩa là sao? Là cũng còn có mùa xuân.

Sư dùng chữ rất tế nhị. Sư không nói là còn một chùm mai mà nói là một cành mai.

Vì nếu là một chùm mai thì nó sẽ rụng nữa, còn cành mai thì nó vẫn còn đó, tới mùa xuân đến nó lại nở nữa, hoa có rụng có tàn nhưng cành thì vẫn còn đó.

Ở đây nói rõ cuộc đời là vô thường đổi thay, thân này cũng theo đó mà hủy hoại.

Cũng như Sư có sanh ra rồi cũng có tịch.

Nhưng Sư đi đó mà Sư có mất không?

Gặp duyên thì Sư cũng hiện nơi khác.

Cũng như cành mai này, tới mùa xuân năm sau cũng nở nữa, tức là cái này vô thường biến diệt nhưng trong đó có cái chân thật.

Vậy, Phật nói vô thường để con người sống trở lại với lẽ thật của chính mình chứ không phải nói vô thường là vô thường.

Hiểu vậy thì thấy ý nghĩa vô thường rất sâu đâu phải chỉ dừng ở nghĩa vô thường thôi.

Qua đó, chúng ta mới thấy Phật pháp sâu xa, không thể nghĩ bàn.

Phật dạy trong kinh Đại thừa thì thân này gọi là huyễn thân, thân sanh diệt giả có. Nhưng còn có pháp thân, mà pháp thân thì không sanh diệt.

Nên phẩm Như Lai Thọ Lượng trong kinh Pháp Hoa, Phật bảo là Ngài thành Phật bao lâu rồi?

Ngài nói từ khi ta thành Phật đến nay số kiếp vô lượng vô biên, nhiều như cát bụi không thể kể được.

Ngài ví dụ như đem nghiền cả cái khối tam thiên đại thiên thế giới này thành bụi, rồi đi qua trăm ngàn thế giới để rơi một hạt bụi, rơi hết các số bụi đó rồi mới cộng lại hết số thế giới đã đi qua có để rơi bụi và không rơi bụi, đem nghiền hết thành bụi nữa, rồi mỗi hạt bụi là một kiếp.

Ngài nói từ khi Ngài thành Phật đến nay còn lâu xa hơn số bụi đó nữa. Vậy tuổi thọ Ngài bao nhiêu?

Thường chúng ta hiểu tuổi thọ của Phật là tám mươi năm rồi nhập Niết-bàn.

Nếu hiểu theo như Phật nói trong kinh thì Phật có nhập Niết-bàn không?

Vậy Phật đâu có nhập Niết-bàn theo nghĩa thường hiểu là diệt.

Vì mê nên chúng ta thấy Phật nhập Niết-bàn, nếu giác ngộ chúng ta thấy Phật không có nhập Niết-bàn.

Bởi tuổi thọ của Phật đã nói như trên, nên đức Phật đã nhập Niết-bàn là Phật ứng thân, vì là ứng thân nên có sanh ra rồi nhập Niết-bàn.

Còn đức Phật kia vẫn mãi còn hiện hữu. Nếu hiểu được như vậy thì lúc nào cũng thấy Phật ra đời với chúng ta chứ không nhập Niết-bàn.

Mỗi người ai cũng có Phật tánh nhưng Phật trong chính mình cũng nhập Niết-bàn không biết bao nhiêu kiếp rồi, bây giờ phải làm sao cho Phật ra đời trở lại đây?

Hãy giác ngộ trở lại thì thấy Phật ra đời thôi!

Nếu thấy Phật ra đời thì ngay đây cũng vượt qua cả vô lượng kiếp đã nhập Niết-bàn rồi đó.

Mới thấy được lẽ thật, vòng luân hồi sanh tử đúng như là giấc mộng.

Chúng ta tưởng Phật nhập Niết-bàn nhưng Phật vẫn còn với mình.

Hiểu như vậy mới thấy được lý sâu trong lẽ vô thường, chứ không phải nói vô thường chỉ dừng trên cái vô thường thôi.

Như vậy, hiểu sâu lý này là đủ cho chúng ta tu cả đời. Có lẽ, từ đời này qua đời sau vẫn chưa xong nữa. Nhưng vì học đạo quen rồi xem lờn.

Nghe nói đến lý vô thường là chán nghe, vì đã học nhiều, muốn nghe cái gì cao siêu hơn.

Nếu như hiểu đúng, hiểu sâu nghĩa vô thường, biết ứng dụng tu tập thì tu suốt đời không hết, cũng có thể tu tiến thành Phật, không phải chuyện thường.

Trích trong: Thế Gian Vô Thường.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kinh Duy Ma Cật thực giải (Tinh yếu của kinh Duy Ma Cật)

Kiến thức 15:45 24/06/2024

Trong hệ thống kinh điển Đại thừa, Kinh Duy ma cật, và kinh Thắng Man nói về hai cư sĩ Bồ tát nổi tiếng. Nam cư sĩ có Duy ma cật; Nữ cư sĩ có Thắng Man phu nhân.

“Thân thiện giữa thù địch, ôn hòa giữa hung hăng”

Kiến thức 12:10 24/06/2024

Những ai xứng đáng với danh xưng Bà-la-môn, phải thân thiện giữa thù địch, ôn hòa giữa hung hăng.

Học Phật để hiểu, để tu

Kiến thức 11:55 24/06/2024

Trong thời đại ngày nay, khi cuộc sống ngày càng bận rộn và đầy áp lực, học Phật để hiểu, để tu càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó giúp chúng ta tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, giảm bớt những căng thẳng và phiền não, và sống một cuộc đời ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

Bố thí cúng dường, phước nhiều hay ít phụ thuộc vào điều gì?

Kiến thức 08:30 24/06/2024

Tu bố thí cúng dường, không phải nói người nào đó bỏ tiền nhiều thì họ sẽ được phước lớn, bỏ tiền ít thì được phước ít, không có đạo lý này. Nếu người bỏ tiền nhiều nhưng tâm của họ không chân thành, không tận tâm tận lực thì họ sẽ được phước báo nhỏ.

Xem thêm