Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Phật Đản

Ngày lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật, có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ, được các tín đồ Phật giáo và dân chúng đón nhận.

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Phật Đản

Bài liên quan

Lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha (nhằm ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 Trước Công Nguyên), một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo.

Đức Phật Thích Ca xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mada, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 TCN (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni, nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Vì thế, lễ Phật đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Theo Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn). Ngày Phật Đản hay là lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau, tùy theo quốc gia. Tuy nhiên theo Phật giáo Bắc Tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa thì ngày này là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca.

Lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha (nhằm ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 Trước Công Nguyên), một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo. Ảnh minh họa

Lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha (nhằm ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 Trước Công Nguyên), một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo. Ảnh minh họa

Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Phật giáo Bắc Tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam Tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.

Bài liên quan

Tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và các nước láng giềng Đông Nam Á theo Phật giáo Nguyên thủy, lễ Phật đản được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng Vaisakha của lịch Phật giáo và lịch Hindu, mà thường rơi vào tháng 4 hoặc tháng 5 của lịch Gregorian phương Tây.

Lễ hội được gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah) hay là Buddha Purnima, Phật Purnima (बुद्ध पूर्णिमा), Purnima nghĩa là ngày trăng tròn trong tiếng Phạn hay là Buddha Jayanti, Phật Jayanti, với Jayanti có nghĩa là sinh nhật ở Nepal và Tiếng Hindi. Thái Lan gọi là Visakha Bucha; Indonesia gọi là Waisak; Tây Tạng gọi là Saga Daw; Lào gọi là Vixakha Bouxa và Myanmar gọi là Ka-sone-la-pyae(nghĩa là Ngày rằm tháng Kasone, cũng là tháng thứ hai trong lịch Myanmar).

Tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.

Hoa đăng rực sáng kênh Nhiêu Lộc trong dịp lễ Phật đản

Hoa đăng rực sáng kênh Nhiêu Lộc trong dịp lễ Phật đản

Ngày lễ Phật Đản ở Việt Nam

Phật Đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều quốc gia châu Á như Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Miến Điện, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia,… Tại Việt Nam, ngày này không phải ngày nghỉ lễ được công nhận chính thức.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng Đại lễ Phật đản 2018 tại Văn phòng 2 Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TPHCM

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng Đại lễ Phật đản 2018 tại Văn phòng 2 Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TPHCM

Ở Việt Nam, lễ Phật đản từ lâu đã trở thành lễ hội lớn của dân tộc, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức một cách trang trọng. Nhiều người hay gọi ngày Phật đản là “Mùa Phật đản” để hòa chung niềm vui cùng mọi người trên khắp thế giới mừng ngày Đức Phật ra đời.

Đây cũng là dịp để khích lệ truyền thống văn hóa Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nên được tổ chức long trọng, thu hút rất nhiều người tham gia, kể cả những người không có tín ngưỡng Phật giáo.

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh.

Rất nhiều Phật tử phóng sinh trong lễ Phật đản để cầu mong bình an

Rất nhiều Phật tử phóng sinh trong lễ Phật đản để cầu mong bình an

Hãy sống thiện đối trị các pháp bất thiện, hãy sống thiểu dục, tri túc để đoạn trừ dục vọng. Đó là lời khuyên của Đức Phật. Hãy tìm đến nguồn vui cao cả và bất tận của một nếp sống đạo đức như vậy. Hãy biết nhàm chán những thú vui thấp hèn năm dục, vị ngọt ít, khổ não nhiều; vì như Đức Phật đã dạy trong kinh Tăng Chi Bộ, “Thú vui như phân”.

Để tán thán một cách tốt đẹp Đức Bổn sư chúng ta, vào Lễ Phật đản hàng năm, mỗi người con Phật hãy sống một cách có ý thức, sống theo nếp sống chói sáng của đạo đức Phật giáo, sống trong trắng như núi tuyết, như mặt trăng không mây che.

“Ai dùng các hạnh lành, Làm xóa mờ nghiệp ác, Sẽ chói sáng đời này, Như trăng thoát mây che” (Kệ 173, Kinh Pháp Cú).

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Ngày 30/12/2018, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam về kế hoạch tổ chức Đại lễ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019.

Được sự chấp thuận của Ban Bí thư Trung ương Đảng, của Thủ tướng Chính phủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức được Uỷ ban tổ chức Quốc tế cho đăng cai Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 tại chùa Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam) từ ngày 12-14/5/2019 với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Phật giáo thường thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Phật giáo thường thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Phật giáo thường thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Phật giáo thường thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm