Nghịch cảnh giúp đánh thức khả năng trí tuệ và đạo đức của con người
Thưa Thầy! Em dâu con cảm thấy mình bất lực, đau khổ chuyện gia đình nên nhờ con giúp đỡ. Nhưng việc này quá sức với người mới tu học như con.
Câu hỏi:
Con kính thưa Sư Ôn!
Nhiều câu hỏi của Phật tử hỏi về những tình huống xảy ra trong gia đình mình. Mỗi hoàn cảnh Thầy đều dùng ánh sáng Phật Pháp để trả lời, mà theo đó ai đọc được thấy đúng với trường hợp gia đình mình thì lấy đó làm bài học. Nên những câu trả lời của Thầy hữu ích cho tất cả mọi người, không riêng người đặt câu hỏi.
Nay, gia đình em trai con xảy ra tình huống khiến gia đình có bốn thành viên ai cũng đau khổ. Con xin trình bày. Kính Thầy giúp gia đình em trai con.
Em trai con, là công chức nhà nước, có chút chức quyền. Em ấy có cách sống không muốn mọi người làm trái ý mình dù trong cơ quan (đối với cấp dưới) hay trong gia đình. Khi các con có lỗi, trong bữa cơm, em thường nhắc lại la mắng, dù các con đều trên 20 tuổi. Cách ăn uống phải theo ý mình, nên vợ con tốn nhiều thời gian.
Con gái lớn của em con đã tốt nghiệp đại học, đi làm. Tính tình hiền, dễ chịu. Biết nghe lời cha mẹ, nhưng ít quan tâm giúp mẹ công việc nhà, được cha có phần thương hơn cô con út.
Cô gái út hiện đang học đại học, tính tình mạnh mẽ, cương trực, có tính tự lập cao, tự chăm sóc tốt cho bản thân mình, biết quan tâm đến những thành viên trong gia đình (những điều này cô con gái lớn không có). Đặc biệt rất thương mẹ, hay theo phụ mẹ công việc nhà. Nhưng khi phụ mẹ lại tị nạnh với chị hai, có ý xem thường chị. Trong nhà có 4 người, cô gái út đối lập với cha và chị, thường bị cha la mắng nhiều nhất.
Em dâu con là một người vợ đảm đang, rất thương yêu chồng con, tận tụy vun vén gia đình về vật chất, tình cảm gia đình. Sống vì chồng con quên cả bản thân mình. Với tính cách 3 thành viên trong gia đình như thế là một áp lực rất lớn đặt lên vai người mẹ, người vợ luôn cố gắng vừa lo lắng chu toàn công việc gia đình, vừa dung hòa mối quan hệ giữa cha con, vợ chồng, chị em. Bấy lâu nay quan hệ trong gia đình rất nặng nề, nhất là giữa cha và cô gái út.
Con kính tri ân Thầy!
Trả lời:
Không sao, con đừng quá lo. Những mối quan hệ nghịch duyên như vậy càng làm cho mỗi thành viên trong gia đình học ra bài học của mình. Nếu mọi chuyện đều thuận thì người ta dễ ngủ trong bình yên, không đánh thức được khả năng trí tuệ và đạo đức để ứng phó với nghịch cảnh.
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là tình yêu vô ngã vị tha?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 10:45 23/11/2024Hỏi: Thưa thầy thế nào gọi là yêu?
Làm sao để nhận biết đó là bậc giác ngộ?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:16 23/11/2024Thưa Thầy, Thầy nói tu học tốt nhất là được học từ bậc Giác Ngộ, vậy làm sao chúng con biết vị ấy là bậc Giác Ngộ để mà theo học ạ?
Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 22/11/2024Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.
Tự tánh của tâm và biểu hiện của tâm
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:48 20/11/2024Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin Thầy hoan hỉ trả lời giúp con.
Xem thêm