Nghiên cứu về cội nguồn gene người đoạt giải Nobel Y Sinh 2022
Nghiên cứu về cội nguồn gene người của nhà khoa học Svante Pääbo dành giải Nobel Y Sinh 2022 vì những khám phá liên quan đến sự tiến hóa của con người.
Giải thưởng Nobel Y sinh năm 2022 đã được trao cho nhà khoa học Svante Pääbo “cho những khám phá của ông liên quan đến bộ gene của các hominin đã tuyệt chủng và tiến hóa của con người”.
Thông qua nghiên cứu tiên phong của mình, Svante Pääbo đã thực hiện được một điều dường như không thể: Giải trình tự bộ gene của người Neanderthal - họ hàng đã tuyệt chủng của loài người ngày nay. Ông cũng đã phát hiện ra một hominin chưa từng được biết đến trước đây, Denisova. Quan trọng hơn, Pääbo cũng phát hiện ra sự chuyển gene đã xảy ra từ những hominin đã tuyệt chủng đó sang Homo sapiens sau khi di cư ra khỏi Châu Phi khoảng 70.000 năm trước. Dòng gene cổ xưa này truyền cho con người ngày nay và có liên quan đến sinh lý học hiện nay, như ảnh hưởng đến cách hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng với các bệnh lây nhiễm.
Theo ủy ban Nobel, nghiên cứu của Pääbo đã tạo ra một lĩnh vực khoa học hoàn toàn mới: Cổ sinh vật học (paleogenomics). Bằng cách tiết lộ những khác biệt về gene giúp phân biệt con người hiện nay với các hominin đã tuyệt chủng, những khám phá của ông cung cấp cơ sở để khám phá điều gì khiến chúng ta trở thành con người độc nhất vô nhị.
Ông Pääbo sinh năm 1955 tại Stockholm, Thụy Điển, từng là Giám đốc Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck tại Leipzig, Đức. Từ năm 2020, ông làm việc tại Viện Khoa học Công nghệ Okinawa, Nhật Bản.
Thông qua nghiên cứu tiên phong của mình, giáo sư Svante Pääbo đã thực hiện được một điều dường như không thể: Giải trình tự bộ gene của người Neanderthal, một họ hàng đã tuyệt chủng của loài người ngày nay.
Ông cũng đã phát hiện ra Denisova, một hominin chưa từng được biết đến trước đây.
Đặc biệt, ông Pääbo cũng phát hiện ra rằng sự chuyển gene đã xảy ra từ những hominin đã tuyệt chủng này sang Homo sapiens sau khi di cư ra khỏi châu Phi khoảng 70.000 năm trước.
Dòng gene cổ xưa này đối với con người ngày nay có liên quan về mặt sinh lý học, chẳng hạn ảnh hưởng đến cách hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng với các bệnh truyền nhiễm.
Nghiên cứu của ông Pääbo đã tạo ra một lĩnh vực khoa học hoàn toàn mới. Bằng cách tiết lộ những khác biệt về gene giúp phân biệt con người ngày nay với các hominin đã tuyệt chủng, những khám phá của ông cung cấp cơ sở để tìm hiểu điều gì khiến chúng ta trở nên độc nhất.
Vào năm 2021, giải Nobel Y sinh được trao cho hai nhà khoa học David Julius và Ardem Patapoutian “vì những khám phá của họ về các thụ thể đối với nhiệt độ và xúc giác”.
Theo NobelPrize, có 112 giải Nobel Y sinh được trao từ năm 1901 đến năm 2021. Cho tới nay, có 12 phụ nữ được trao giải thưởng Nobel Y sinh. Người đoạt giải thưởng Nobel Y sinh trẻ nhất từ trước đến nay là Frederick G. Banting, được trao giải thưởng năm 1923 ở tuổi 32 cho việc phát hiện ra insulin. Người già nhất đoạt giải Nobel Y sinh là Peyton Rous, khi ông được trao giải thưởng năm 1966 ở tuổi 87 nhờ khám phá ra các virus sinh khối u.
Trong mùa giải 2022, sau giải Nobel Y sinh mở màn ngày 3.10, Nobel Vật lý vào 4.10, Nobel Hóa học vào 5.10 và Nobel Văn học vào 6.10. Giải Nobel Hòa bình, do Ủy ban Nobel Na Uy trao tặng, sẽ được công bố tại Oslo ngày 7.10. Người chiến thắng giải thưởng về khoa học kinh tế sẽ được tiết lộ vào ngày 10.10.
Trong lịch sử, người trẻ nhất từng được trao giải Nobel Y Sinh là bác sĩ Frederick Banting nhờ nghiên cứu phát hiện ra insulin. Khi ông nhận giải vào năm 1923, nhà khoa học người Canada khi đó mới 32 tuổi. Ông nhận giải cùng đồng nghiệp là John Macleod.
Giải thưởng được trao bởi Hội đồng Nobel thuộc Viện Karolinska của Thụy Điển và trị giá 10 triệu krona Thụy Điển.
Mỗi năm, Ủy ban Nobel trao các giải thưởng trong 6 lĩnh vực gồm y sinh học, vật lý, hóa học, văn học, khoa học kinh tế và hòa bình.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng
Quốc tế 10:00 25/11/2024Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Xem thêm