Ngôi chùa 700 tuổi giữ hơn 3.050 mộc bản kinh Phật quý giá

Chùa Vĩnh Nghiêm là nơi lưu giữ kho mộc bản với 3.050 bản ván khắc, trong đó hầu hết là kinh, sách, giới luật của nhà Phật, trước tác của Tam thế tổ và một số vị cao tăng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử (thơ, phú, nhật ký...). Năm 2012, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Lời Ban Biên tập

Kinh Phật là một tạng trong Tam tạng Thánh điển, gồm kinh - luật - luận. Trong loạt bài "Sự diệu dụng của kinh Phật", khởi đăng từ ngày 1/1/2025, Ban Biên tập mong muốn giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về hệ thống kinh tạng Bắc truyền, Nam truyền, những công năng, diệu dụng khi tụng đọc, ứng dụng vào đời sống; sự mầu nhiệm của tâm kinh, tụng kinh Pali/ Nguyên thủy khó không; ấn tống kinh sách và giá trị...

Kính mời quý vị cùng theo dõi loạt bài này và có chia sẻ, góp ý, lan tỏa nếu thấy lợi lạc cho tự thân cũng như người hữu duyên.

Chùa Vĩnh Nghiêm, hay còn gọi là chùa Đức La, là một ngôi chùa cổ tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Theo Cổng Thông tin đối ngoại tỉnh Bắc Giang, tương truyền, chùa Vĩnh Nghiêm được khởi dựng vào thời Lý (thế kỷ XI). Cuối thế kỷ XIII, Phật hoàng Trần Nhân Tông cho mở mang, xây dựng nơi đây thành trung tâm Phật giáo lớn của thời Trần, đổi tên chùa là Vĩnh Nghiêm, gắn liền với sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Ngôi chùa 700 tuổi giữ hơn 3.050 mộc bản kinh Phật quý giá 1
Chùa Vĩnh Nghiêm, tọa lạc tại xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, từ lâu đã được biết đến như một “Đại danh lam cổ tự” nổi tiếng khắp cả nước.

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở vị trí đắc địa - phía trước là nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương (gọi là ngã ba Phượng Nhãn). Chùa nhìn ra ngã ba sông, phía Lục Đầu Giang - Kiếp Bạc, vùng Cẩm Lý, cửa ngõ ra vào núi Yên Tử. Phía sau chùa là núi Cô Tiên.

Ngôi chùa có tổng diện tích khoảng 1ha với lối kiến trúc đăng đối, cân xứng, hài hòa, bao gồm 5 tổ hợp chính là: Tam quan, Tam bảo, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông và nhà Tổ đệ nhị. Xung quanh chùa là vườn cây, lũy tre xanh mướt, khung cảnh bình yên.

Ngôi chùa 700 tuổi giữ hơn 3.050 mộc bản kinh Phật quý giá 2
Chùa Vĩnh Nghiêm nhìn từ trên cao. Ảnh: VOV

Tới ngày nay, sau khoảng 700 năm hình thành, chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật quý như hệ thống tượng thờ - tượng Phật, tượng các vị Tổ dòng Trúc Lâm, tượng các vị sư tổ sau này, tượng Hộ pháp, tượng La Hán. Mỗi pho tượng đều được tạc ở nhiều tư thế, dáng vẻ khác nhau nhưng toát lên tính từ bi hỷ xả của nhà Phật.

Ngoài những nét kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ 3.050 mộc bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm nhìn từ góc độ mỹ thuật truyền thống như một tác phẩm mỹ thuật đồ họa khắc gỗ độc lập, chứ không chỉ bình thường như một bản san khắc chữ khô khan theo cách thức thủ công khi phương tiện khoa học kỹ thuật thời bấy giờ chưa phát triển làm phương tiện để truyền bá Phật pháp bằng văn bản tới nhiều người.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được chế tác bởi những người thợ thủ công lành nghề thuộc các phường thợ ở Bắc Ninh, Bắc Giang và đặc biệt là Liễu Tràng (Hải Dương) - một làng chuyên làm nghề khắc mộc bản từ lâu đời.

Ngôi chùa 700 tuổi giữ hơn 3.050 mộc bản kinh Phật quý giá 3
Kho sách cổ có nhiều bộ ván kinh quý giá. Ngoài ra còn có các tác phẩm thơ, phú, nhật ký của Mạc Đĩnh Chi và một số vị cao tăng.
Ngôi chùa 700 tuổi giữ hơn 3.050 mộc bản kinh Phật quý giá 4
Một trang trong bộ “Kinh hoa nghiêm” trong số các mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm.
Ngôi chùa 700 tuổi giữ hơn 3.050 mộc bản kinh Phật quý giá 5
Mộc bản trong bộ kinh Tín lục - sách thuốc tại Chùa.
Ngôi chùa 700 tuổi giữ hơn 3.050 mộc bản kinh Phật quý giá 6
Mộc bản “Thiền tông bản hạnh”, một tác phẩm thiền học viết vào thế kỷ XVIII bao hàm nhiều vấn đề về tôn giáo, triết học, lịch sử và văn học. Tác phẩm đánh dấu sự hồi sinh của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang đậm dấu ấn thời Trần.
Ngôi chùa 700 tuổi giữ hơn 3.050 mộc bản kinh Phật quý giá 7
Giá trị mỹ học trên một mộc bản kinh Phật cổ vô giá - tác phẩm điêu khắc tinh tế mang dấu ấn của các phường thợ ở Bắc Ninh, Bắc Giang, đặc biệt là Liễu Tràng (Hải Dương) - một làng chuyên làm nghề khắc mộc bản lâu đời.
Ngôi chùa 700 tuổi giữ hơn 3.050 mộc bản kinh Phật quý giá 8
Tính chuẩn mực của mẫu chữ Nôm trong mộc bản thể hiện sự tinh tế, tính thẩm mỹ cao của tư duy và văn hóa Việt Nam.

Các mộc bản đều được làm từ gỗ cây thị, khắc bằng chữ Hán cổ và Nôm, số ít khắc xen cài chữ Phạn. Chữ được khắc ngược trên hai mặt của mỗi ván gỗ (số ít khắc một mặt) với độ sâu từ 1 – 1,5mm. Kỹ thuật khắc chữ và hình ảnh trang trí trên mỗi tấm ván được thực hiện đúng theo qui chuẩn in của Việt Nam. Mỗi trang sách in ra sẽ có biên lan (khung viền lề sách), bản tâm (vị trí khắc tiêu đề sách), ngư vĩ (gáy sách). Những hình ảnh, tư liệu về quá trình hình thành và bảo quản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được trưng bày.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những tâm niệm của TT. Thích Thanh Phương tại buỗi lễ ra mắt Câu lạc bộ Di sản và Văn hóa Á Đông

Xiển dương Đạo pháp 18:00 14/03/2025

Cuối tháng 2/2025, tại chùa Sủi, thôn Phú Thụy, xã Phú Sơn, Gia Lâm, Hà Nội, đã diễn ra sự kiện ra mắt Câu lạc bộ Di sản và Văn hóa Á Đông.

TT.Thích Trí Chơn: "Trong tu tập phải tìm thấy niềm vui"

Xiển dương Đạo pháp 19:31 12/03/2025

Trong những ngày vừa qua, tại chùa Vạn Phúc (xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã diễn ra khóa tu xuất sĩ có chủ đề “Xuân trong cửa thiền”.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo