Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 26/09/2021, 12:36 PM

Ngôi chùa đứng vững giữa dòng sông dài nhất Trung Quốc

Kiến trúc độc đáo của Quan Âm Các giúp cho ngôi chùa chưa từng bị hư hại nặng dù đối mặt với những trận lũ lụt khủng khiếp nhất.

Lược sử Quan Âm Các

Xuyên suốt chiều dài nghìn năm lịch sử, các công trình kiến trúc cổ đại đã trở thành một niềm tự hào và thành tựu vẻ vang của người Trung Quốc. Nhiều công trình kiến trúc kỳ diệu đã tồn tại cho đến ngày nay mà vẫn giữ được dáng vẻ nguyên sơ như thuở ban đầu.

Một trong những công trình vững chãi, đáng nể nhất tại đất nước tỷ dân được tìm thấy ngay trên con sông Trường Giang - con sông dài nhất Trung Quốc. Đó chính là Quan Âm Các (hay còn gọi là đền Long Bàn) - ngôi chùa tọa lạc giữa đoạn sông Trường Giang (còn có cái tên khác là sông Dương Tử) chảy qua thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc suốt 700 năm qua.

Theo ghi chép tại Bảo tàng Ngạc Châu, tiền thân của Quan Âm Các là một ngôi chùa thờ Bồ Tát giữa lòng sông Trường Giang nhưng sớm bị cuốn trôi bởi những trận lũ lụt chảy xiết. Sau đó, vào thời nhà Nguyên khoảng năm 1345, ngôi chùa này được xây dựng lại và tu sửa, chính thức lấy tên là Quan Âm Các. Đây cũng là ngôi chùa duy nhất được xây dựng trên con sông dài gần 6.300 km.

1540367827763104037d7ab-15948843538511617746015

Hành trình gian nan xây chùa trên đất Phật của thầy Huyền Diệu

Không ít người tự hỏi làm thế nào để có thể xây dựng được một công trình giữa dòng nước chảy xiết? Quan Âm Các được dựng lên trên nền móng của một khối đá giữa lòng sông có tên là bãi đá Long Bàn. 

Ngôi chùa này cao hai tầng, tổng diện tích khoảng 300m2 với chiều dài 24m, chiều rộng 10m và chiều cao 14m. Từ kết cấu cân đối, kiến trúc tinh tế đến hành lang uốn khúc và kiểu dáng mái hiên đôi đều là những nét đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc dân gian Giang Nam, là sự tích hợp của tam giáo - Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo.

Không chỉ nổi tiếng vì kiến trúc độc đáo, Quan Âm Các còn khiến cho mọi người phải trầm trồ vì cứ vào mỗi mùa lũ, ngôi chùa này bỗng có hình dáng như một con rồng phun nước đứng vững giữa lòng sông. Đã 700 năm trôi qua với vô số trận đại hồng thủy khủng khiếp, Quan Âm Các chưa từng bị hư hại nặng.

Quan Âm Các vào ngày 14/7 cho thấy nước sông đã nhấn chìm phần lớn kiến trúc ngôi chùa. Hình ảnh: Baijiahao

Quan Âm Các vào ngày 14/7 cho thấy nước sông đã nhấn chìm phần lớn kiến trúc ngôi chùa. Hình ảnh: Baijiahao

Bí ẩn trong lối kiến trúc cổ của Quan Âm Các

Đến trận đại hồng thủy năm 1998 hay năm 1954 trên sông Trường Giang, khoảng 30.000 người đã thiệt mạng. Kinh khủng hơn còn có những trận ngập lụt kỷ lục diễn ra năm 1911 đã lấy đi tính mạng của khoảng 100.000 người.

Dù mưa lũ đã cuốn đi vô số nhà cửa và cây cối hai bên dòng sông thì Quan Âm Các vẫn trụ vững. "Đây không phải là lần đầu tiên Quan Âm Các trải qua trận lụt lớn", Giám đốc Bảo tàng Ngạc Châu - Tần Song Lâm khẳng định trong trận lũ nghiêm trọng năm 2020.

Vào ngày 14/7/2020, mực nước sông Trường Giang dâng cao khiến Quan Âm Các đã bị ngập đến tầng hai, chỉ lộ ra bức tường trắng ngói xanh. 

Vì được xây theo thế rồng cuộn nên khi nước lũ dâng cao, di tích này nhìn giống như một con rồng hung mãnh đang phun nước. Đó là minh chứng cho kỹ thuật xây dựng của người xưa dù hoàn toàn không có các máy móc thiết bị công nghệ hiện đại.

Quan Âm Các khi nhìn từ phía sau. Hình ảnh: Baijiahao

Quan Âm Các khi nhìn từ phía sau. Hình ảnh: Baijiahao

Chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh có gì đặc biệt?

Bí ẩn ở Quan Âm Các chính là khối đá Long Bàn và cấu trúc xây dựng của bức tường bao quanh ngôi chùa. Đá Long Bàn này giống như một tảng đá hình vòng cung của bên mạn con tàu, không chỉ giúp điều tiết dòng chảy mà còn làm giảm lực nước. Bức tường đá phía ngoài của Quan Âm Các cũng được xây một cách tinh giản, toàn bộ đều có hình tam giác.

Khi nước lũ ập đến, bức tường phía ngoài này sẽ ghìm lại trọng lực của dòng nước cuồn cuộn, giữ cho phía sau bức tường chịu một trọng lực nhỏ hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà Quan Âm Các vẫn luôn sừng sững dù phải trải qua mưa gió suốt 700 năm.

Hiện nay Quan Âm Các đã được đưa vào danh sách đơn vị bảo vệ di tích văn hóa trọng điểm quốc gia và không mở cửa cho du khách tham quan. Tuy nhiên điều đó không thể ngăn cản người dân bơi đến đây để khám phá lối kiến trúc độc đáo này.

Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh của ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc – Quan Âm Các:

Quan Âm Các trước khi bị dòng nước lũ chảy xiết nhấn chìm. Hình ảnh: Sina

Quan Âm Các trước khi bị dòng nước lũ chảy xiết nhấn chìm. Hình ảnh: Sina

Quan Âm Các từ trên nhìn xuống.

Quan Âm Các từ trên nhìn xuống.

photo-4-163232623005857008810-1632556984932-16325569851311046075533
Quan Âm Các khi nhìn từ bên ngoài. Hình ảnh: Baijiahao

Quan Âm Các khi nhìn từ bên ngoài. Hình ảnh: Baijiahao

Ở hiền gặp lành - Kỳ tích xây chùa trên đất Phật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn

Quốc tế 09:40 13/11/2024

Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...

Xem thêm