Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 16/04/2014, 10:00 AM

Ngôi chùa hàng trăm năm chưa có cổng Tam Quan?

Chùa Quỳnh Lâm, nếu cứ mãi chưa có cổng Tam Quan, thì có chăng chỉ là “ngôi chùa” trong trí nhớ của người dân nơi đây mà thôi…

Về chùa Quỳnh Lâm ở Đông Triều, Quảng Ninh lần thứ hai, tôi mới để ý thấy: Lối vào nhà chùa không qua cổng Tam Quan như truyền thống, mà án ngự là tháp chuông ba tầng nhiều phần cổ kính.

Khuôn viên trước tháp chuông nhìn từ trục đường chính

Chuyến đi hồi tháng 8/2013, tôi đã có dịp “chăm sóc” tháp chuông khá kỹ. Nên lần này, tôi tranh thủ chút thời gian ít ỏi cùng đoàn các nhà khoa học khảo sát nhanh một vòng khuôn viên nhà chùa.



Vườn tháp ngay khuôn viên ngoài, chếch bên trái tháp chuông

Gần 10 nhà khoa học, là những người đầu ngành lĩnh vực di sản, khảo cổ học cùng tham quan, thị sát lại ngôi chùa có bề dày lịch sử và những giá trị kiến trúc nhiều phần đặc biệt này.







Tháp chuông ba tầng thay cho cồng Tam Quan

Bậc thang đá nơi tháp chuông cổ, kiến trúc một bên "tay vịn" còn giữ được nguyên vẹn...



...bên còn lại sao còn đó những dở dang?

Chùa có diện tích rộng, khuôn viên chính còn lại tháp chuông 3 tầng ngay lối vào thay cho cổng Tam quan. Qua một khoảng sân rộng khắp ngổn ngang những vật chứng khảo cổ, thẳng hướng tháp chuông là gian chính điện Tam Bảo





Gian chính điện Tam Bảo

Gian áp mái phía sau chính điện cây cối um tùm che lấp...

Theo lối đi bên trái gian chính điện, tới khuôn viên khá rộng phía sau là gian thờ thánh. Qua hành lang ngoài trời nhỏ bên phải, sau lưng chính điện tới gian nhà tăng… Kịp quan sát chút vậy, trong đầu tôi vẫn mông lung lắm: Vì sao chùa Quỳnh Lâm không có cổng Tam Quan?

Chụp thêm ít ảnh tư liệu, tôi cùng đoàn rời nhà chùa, chuẩn bị cho buổi hội thảo khoa học buổi chiều. Đúng 13 giờ 30 phút chiều ngày 12/4, chúng tôi có mặt tại UBND huyện Đông Triều, cùng tham dự Hội thảo khoa học “Bảo tồn và trùng tu Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm”.


Gian thờ phía sau, lối đi bên trái gian chính điện

Nhà tăng

Câu hỏi lớn của tôi mau chóng được giải đáp. Tham luận tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Lân Cường - Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết: Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đến thời kháng chiến chống Pháp, người Pháp từng chiếm cứ nơi đây, khi rời đi họ gần như phá sạch, tan hoang ngôi chùa Quỳnh Lâm. Những khảo chứng khoa học cho thấy, chùa còn dấu tích cổng Tam Quan, nhưng đã từ lâu đời, chùa Quỳnh Lâm tồn tại mà… không có cổng Tam Quan.

Đây thực sự là điều vô cùng đáng tiếc cho một ngôi chùa có hàng trăm năm lịch sử. Nơi quy tụ nhiều tầng kiến trúc giá trị, điển hình theo những sở cứ tài liệu khảo cổ, chùa Quỳnh Lâm có tầng kiến trúc trung tâm gần nhất với thời Lê Trung hưng (những năm 1730-1740), và một phần kiến trúc quan trọng có từ đời Trần.



Dấu tích khảo cổ thu được

Theo báo cáo tài liệu khảo cổ được thực hiện năm 2009 (nhóm tác giả PGS.TS Tống Trung Tín, PGS.TS Bùi Minh Trí và Thạc sĩ Nguyễn Văn Anh): “Dấu vết Tam Quan được tìm thấy ở phía trước gác chuông hiện nay, cách gác chuông 35 mét. Khu vực Tam Quan mới được thăm dò, các dấu vết mới xuất lộ một số móng trụ của hai hàng cột giữa. Dựa trên các dấu vết móng trụ đã xuất lộ có thể xác định Tam Quan có mặt bằng hình chữ nhật, cấu trúc 3 gian 4 hàng cột, mỗi hàng 4 cột. Khoảng cách giữa hai cột cái trong một hàng là 3 mét, khoảng cách giữa cột cái và cột quân là 1,7 mét. Khoảng rộng của gian trung bình là 3,3 mét. Các dấu vết còn lại không cho phép xác định chính xác bó nền của kiến trúc này được xây dựng bằng vật liệu gì, song xét chức năng cũng như vị trí của công trình có thể suy đoán bó nền của Tam Quan được xây xếp bằng đá xanh”.

Những sở cứ khoa học rõ ràng vậy. Mong sao chùa Quỳnh Lâm khi được trùng tu, tôn tạo sớm có cổng Tam Quan, một trong những đặc trưng kiến trúc chùa Việt truyền thống. Và, cũng theo góc nhìn tín ngưỡng lâu đời, gần gũi với thói quen về chùa lễ Phật của người Việt, đến chùa là được qua cổng Tam Quan. Hay nói cách khác, chùa là phải có cổng Tam Quan.

Chùa Quỳnh Lâm, nếu cứ mãi chưa có cổng Tam Quan, thì có chăng chỉ là “ngôi chùa” trong trí nhớ của người dân nơi đây mà thôi…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm