Quan điểm niệm Phật giải thoát của vua Trần Thái Tông

Và thực tế lịch sử đã chứng minh, một phần của Tịnh độ nhân gian đã được thiết lập ngay trên đất nước Đại Việt thân yêu của chúng ta vào đầu thời nhà Trần.

Các vị vua đầu thời Trần là những người đích thân tu hành theo lời Phật dạy, lấy từ bi làm tông chỉ trị quốc, đem Phật pháp giáo hoá cho dân chúng thực hành theo, tạo nên một thời đại vô cùng huy hoàng cho dân tộc Đại Việt, là thời đại thuần từ nhất trong lịch sử dân tộc. Pháp môn niệm Phật là một trong những pháp môn được các vị vua nhà Trần chú trọng, giáo hoá dân chúng.

“Nước biển chỉ có một vị mặn, đạo của Ta cũng chỉ có một vị là vị giải thoát” là lời vàng của Đức Phật. Nên tất cả các pháp môn tu hành do Đức Phật nói ra đều nhằm một mục đích duy nhất là giải trừ tất cả những khổ đau, phiền não đưa đến an lạc, hạnh phúc chân thật cho chúng ta.

Nếu Thiền tông chủ trương “Chỉ thẳng tâm người, thấy tính thành Phật”; Mật tông chủ trương “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật”; Luật tông chủ trương “Nhiếp thân, miệng, ý vào Thi-la tính”; Pháp Tướng tông chủ trương “Nhiếp tất cả pháp về chơn Duy Thức”; Tam Luận tông chủ trương “Xa rời hai bên vào Trung Đạo”; Thiên Thai tông chủ trương “Mở, bày, ngộ, vào tri kiến Phật”; Hoa Nghiêm tông chủ trương “Lìa thế gian nhập pháp giới”… thì Tịnh Độ tông chủ trương “Một đời vãng sinh, được bất thối chuyển”. Phương pháp có khác nhau, nhưng mục đích giải thoát cuối cùng của các tông phái, pháp môn vẫn như nhau. Cho nên các bậc Đại sư đều nói: “Tịnh độ hợp thời, gồm nhiếp các căn, kiêm thông cả Thiền, Giáo, Luật, Mật” quả thật không sai.

Vị trí Tịnh độ tông trong giáo pháp của Đức Phật

69

Lời dạy: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đều có khả năng thành Phật” vượt thời gian, không gian, mang tính bình đẳng tuyệt đối, có ý nghĩa nhân văn lớn lao của Đức Phật chỉ ra giá trị chân thật của con người như đang văng vẳng bên tai chúng ta. Tất cả chúng sinh trong ba cõi, sáu đường (Trời, Atula, Người, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục), ai cũng có Phật tính, dĩ nhiên ai cũng bình đẳng, ai cũng là Phật sẽ thành, thì hệ quả tất yếu là thế gian này không còn đấu tranh, chém giết, không còn bức hại làm thương tổn nhau, không còn khổ đau điên đảo, chỉ còn lại tình thương, hạnh phúc, an vui, hòa bình. Như vậy thế giới này sẽ trở thành Tịnh độ nhân gian.

Và thực tế lịch sử đã chứng minh, một phần của Tịnh độ nhân gian đã được thiết lập ngay trên đất nước Đại Việt thân yêu của chúng ta vào đầu thời nhà Trần. Các vị vua đầu thời Trần là những người đích thân tu hành theo lời Phật dạy, lấy từ bi làm tông chỉ trị quốc, đem Phật pháp giáo hoá cho dân chúng thực hành theo, tạo nên một thời đại vô cùng huy hoàng cho dân tộc Đại Việt, là thời đại thuần từ nhất trong lịch sử dân tộc. Pháp môn niệm Phật là một trong những pháp môn được các vị vua nhà Trần chú trọng, giáo hoá dân chúng.

Đơn cử như Trần Thái Tông (1218-1277) là một bậc đế vương anh minh, đức độ, khai sáng nhà Trần. Các sử gia đều công nhận ông không những tư chất thông tuệ, văn võ kiêm toàn mà còn nhân từ khoan dung độ lượng. Trần Thái Tông là bậc đại sĩ giác ngộ, uyên thâm Phật pháp, là một trong những vị Tổ đặt nền móng cho sự ra đời của tông phái Phật giáo Trúc Lâm. Chỉ xét riêng pháp ngữ về Pháp môn niệm Phật, Ông cũng xứng đáng là Đại sư tông Tịnh độ  ở Việt Nam. Tại sao chúng ta có thể nói như vậy? Bởi vì tất cả những yếu chỉ cốt lõi của pháp môn niệm Phật đều không ra ngoài pháp ngữ của ông trong Niệm Phật luận.

Ông nói: “Niệm Phật có thể dập tắt ba nghiệp là cớ sao? Lúc niệm Phật thân ngồi ngay thẳng, không làm việc tà, như vậy là tắt được nghiệp của thân. Miệng tụng lời chân chính (niệm hồng danh Phật), không nói điều xằng bậy, thế là tắt được nghiệp miệng. Ý chăm chú ở sự tinh tiến, không nảy sinh ý nghĩ tà, là tắt được nghiệp của ý” (Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 2, Bàn về niệm Phật, quyển Thượng, tr.85, Nxb KHXH, HN, 1989)

Đức Phật dạy rằng, ai dập tắt được ba nghiệp, Niết bàn ở trước mắt người đó rồi.

 Trần Thái Tông phân ra ba hạng tu hành:

·Bậc thượng trí thì tâm tức Phật, không phải nhờ thêm sự tu hành. Ý nghĩ là bụi trần không vướng một mảy. Ý nghĩ bụi trần vốn tịnh, cho nên nói như như không động tức là thân Phật. Thân Phật tức là thân ta, không có hai tướng. Đúng là: “Thiên giang hữu thuỷ thiên giang nguyệt/Vạn lý vô vân vạn lý thiên” (Sđd, tr.104). Tạm dịch: Ngàn sông ngàn nước ngàn trăng hiện/Mấy dặm không mây, mấy dặm trời.

· Bậc trung trí ắt nhờ vào niệm Phật. Chú ý tinh cần, luôn luôn niệm mà không quên thì tâm mình ắt tự thuần thiện. Ý nghĩ thiện đã hiện ra thì ý nghĩ ác sẽ bị tiêu tan; ý nghĩ ác bị tiêu tan thì chỉ còn ý nghĩ thiện. Dùng ý nghĩ thiện mà ý thức về ý nghĩ thì mọi ý nghĩ đều dứt hết. Khi ý nghĩ đã dứt hết ắt trở về chính đạo, lúc mệnh hết qua đời sẽ được niềm vui cõi Niết bàn Thường, Lạc, Ngã, Tịnh là đạo của Phật. Giống như: “Xuân vũ vô cao hạ/Hoa chi hữu đoản trường” (Sđd, tr.105). Tạm dịch: Mưa xuân không cao thấp/Nhành hoa có ngắn dài.

· Kẻ hạ trí miệng chuyên cần niệm lời Phật, lòng mong thấy hình tướng Phật, thân nguyện sinh ở nước Phật, ngày đêm tu hành chăm chỉ, không thoái chí thay đổi, như vậy đến khi mệnh hết qua đời sẽ theo ý nghĩ thiện mà được sinh ở nước Phật, sau đó lĩnh hội được Chánh pháp mà chư Phật giảng nói mà chứng được Bồ đề, sau cùng cũng được Phật quả. Như vậy có khác gì: “Thùy tri vân quyển, trường không tịch/Thúy lộ thiên biên, nhất dạng san” (Sđd, tr.54). Tạm dịch: Ai hay mây cuốn trời quang đãng/Một rặng xanh biếc góc chân trời.

Đời nay có kẻ muốn học tu theo cách thượng trí, vì không có thang bậc nâng đỡ nên hầu hết chỉ nhìn bờ mà thoái lui, không đặt chân đến được. Bậc trung nếu có thể tu hành như trên đã nói thì có thể thành Phật. Nếu chưa giác ngộ hoàn toàn mà đã chết thì theo nhân quả mà sinh ở đời nhận được thiện nghiệp. Khi thiện báo đã hết, nếu không có người cảnh tỉnh tu hành, có thể sẽ đi vào đường ác. Kẻ hạ trí lấy ý nghĩ làm bậc, lấy sự tinh tiến làm thang, chú ý đến thiện duyên, nguyện sinh vào nước Phật. Nếu chuyên cần không mỏi, tâm tính thuần thục thì sau khi chết sẽ theo nguyện ước mà được sinh về nước Phật.

Trần Thái Tông khuyên những người tu pháp môn niệm Phật đời nay: “Nên lấy cách của kẻ hạ trí thực hành trước, giống như muốn xây toà lâu đài ba tầng mà không làm tầng dưới trước thì là điều chưa từng có vậy”. 

Trong thời đại hiện nay, chúng ta thấy rất rõ ràng rằng: trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng, Tịnh độ tông ngày càng hưng thịnh, pháp môn niệm Phật ngày càng được nhiều người ưa chuộng thực hành, đạo tràng niệm Phật hiện hữu khắp nơi nơi, thì những pháp ngữ của Trần Thái Tông về niệm Phật hẳn là sẽ giúp ích cho những người tu tập theo pháp môn này vững tiến trên lộ trình giác ngộ, giải thoát.

“Phật tại tâm” dưới góc nhìn của Trần Thái Tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu

Nghiên cứu 23:14 20/12/2024

Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.

Nguyện giải thoát ngay hiện tiền

Nghiên cứu 13:41 18/12/2024

Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.

Đời tu của tôi

Nghiên cứu 09:32 18/12/2024

Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.

Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh

Nghiên cứu 11:12 17/12/2024

Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.

Xem thêm