Ngôi chùa thờ xá lợi răng Phật lớn nhất thế giới dở dang
Mingun Pahtodawgyi hay Minigun Paya ở thị trấn Mingun, cách thành phố Mandalay khoảng 10 km về phía tây bắc miền trung Myanmar, là di tích lịch sử lớn chưa xây xong trên bờ sông Irrawaddy.
Di tích lịch sử này được vua Bodawpaya bắt đầu cho xây dựng vào năm 1790, nhưng phải dừng lại giữa chừng. Nếu công trình này hoàn thành, nó sẽ là bảo tháp lớn nhất thế giới. Mặc dù chỉ có một phần ba cấu trúc (phần dưới cùng của ngôi chùa) hoàn thành, tuy nhiên ngôi chùa còn dang dở này giống như tòa lâu đài bằng gạch hùng vĩ, cao khoảng 50 m và rộng 70 m.
Cảnh quan Mingun Pahtodawgyi vô cùng ấn tượng. Tại trung tâm của ngôi chùa hướng ra sông là lối vào được trang trí tỉ mỉ. Bên trong lối vào là ngôi đền nhỏ thờ tượng phật. Phía trước chùa đối diện với dòng sông là tàn tích của hai bức tượng sư tử khổng lồ cao khoảng 29 m, canh giữ ngôi đền.
Mingun Pahtodawgyi bị hư hại trong trận động đất lớn năm 1838. Nhiều vết nứt lớn ngày càng nứt to, đầu của 2 bức tượng sư tử khổng lồ bị vỡ lăn xuống sông Irrawaddy.
Vua Bodawpaya (vị vua thứ 6 của triều đại Konbaung) ra lệnh xây dựng ngôi chùa. Vua Bodawpaya đã nhận được món quà – thánh tích răng Phật thiêng liêng từ một phái đoàn Trung Quốc đến thăm triều đình của nhà vua. Để cất giữ di tích Phật quan trọng như vậy, nhà vua muốn xây dựng ngôi chùa lớn nhất trong cả nước và có lẽ trên thế giới. Nhà vua dự định xây ngôi chùa cao 152 mét.
Vua Bodawpaya đã bắt hàng ngàn tù nhân chiến tranh và nô lệ xây dựng bảo tháp, và trong bảy năm, chùa đã đạt tới độ cao 50 mét – một phần ba chiều cao dự định. Vì việc xây bảo tháp quá tốn sức, nên gánh nặng xây dựng đã đổ lên đầu người dân và nhà nước, từ đó xảy ra nhiều sự bất mãn trong tầng lớp nhân dân. Lợi dụng bản chất mê tín của nhà vua, người ta đã bịa đặt lời tiên tri để ngăn chặn dự án. Lời tiên tri nói rằng ngay khi chùa hoàn thành, vương quốc sẽ chấm dứt.
Một số nhà sử học suy đoán rằng có thể có nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như khó khăn kỹ thuật, thiếu nguồn lao động và thiếu kinh phí khiến nhà vua không thể hoàn thành bảo tháp. Khi nhà vua qua đời vào năm 1819, dự án bị dừng vô thời hạn và không ai trong số những người kế vị của ông tiếp tục xây ngôi chùa.
Vua Bodawpaya hy vọng rằng bảo tháp sẽ được hoàn thành, vì năm 1808, ông đã cho làm một chiếc chuông khổng lồ để đặt trên đỉnh của bảo tháp. Đó là chiếc chuông lớn nhất thế giới trong gần hai thế kỷ cho đến khi nó bị lu mờ vào năm 2000 bởi chiếc chuông may mắn nặng 116 tấn tại đền Foquan, Trung Quốc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng
Quốc tế 10:00 25/11/2024Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Xem thêm