Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/09/2024, 09:20 AM

Ngồi thiền mong làm Phật?

Chúng ta thường nghe nói danh từ Thiền định, tức là một phương pháp để cho tâm mình an định. Tâm an định tức là nhiếp tâm chớ gì?

Nhưng chúng ta niệm Phật, trì chú, tụng kinh, có khi nào ngồi tụng một thời kinh một tiếng đồng hồ mà nhiếp được tâm không chạy đi đâu hay không?

Hay chúng ta vừa tụng kinh vừa đi chợ Sài Gòn?

Như chúng ta tay gõ mõ, miệng tụng kinh, thân đứng ngay ngắn mà ý chạy đầu trên xóm dưới, thăm người này viếng người kia.

Thế là chúng ta chỉ dứt được hai thứ thân và miệng, mà chưa dứt được ý.

Trì chú, niệm Phật cũng vậy, tay thì lần chuỗi, miệng niệm Phật, thân ngồi một chỗ mà ý có ở đó hay không?

Ý nhớ chuyện hôm qua, hôm kia, rồi tính việc ngày mai, ngày mốt.

Như thế chúng ta chỉ nhiếp được thân và miệng, còn ý nhiếp không được.

Cho đến người ngồi thiền, ngồi kiết-già rất là trang nghiêm ngay thẳng mắt nhìn xuống nghiêm chỉnh, nhưng ý có trang nghiêm như vậy không? Tuy thân ngồi đó mà ý cứ chạy ngược chạy xuôi không chịu dừng.

Do đó chúng ta thấy nhiếp thân nhiếp miệng dễ, mà nhiếp tâm thật là cay đắng, không phải dễ. Chính cái cay đắng đó mới thấy giá trị của người tu.

Nếu chúng ta không nhiếp được tâm, chỉ nhiếp được thân và miệng thôi, có phước chỉ có phước ngoài da.

Vì trong tâm mình chưa yên làm sao có phước tột ở trong được.

Vì vậy muốn phước đức được viên mãn, cốt phải nhiếp tâm.

Từ đây chúng tôi bắt đầu đi sâu vào vấn đề: Làm sao nhiếp được tâm?

Tỳ kheo tự thu nhiếp tâm mình là người như thế nào?

458255185_1111900907602935_8193971536014695088_n

Nói về nhiếp tâm, trong nhà Phật có vô lượng phương pháp kể không hết.

Ở đây chúng tôi chỉ nói về phương pháp tu thiền.

Nhiếp tâm bằng cách nào để được “vào cửa Không”?

Ngày xưa dưới Tổ Huệ Năng có một cao đệ tên là Nam Nhạc Hoài Nhượng tức là Tổ Hoài Nhượng ở núi Nam Nhạc.

Một hôm, nhân đi dạo Tổ Hoài Nhượng thấy một vị Tăng ngồi thiền hết sức nghiêm chỉnh, ngồi từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, ngày nào đi ngang qua Ngài cũng thấy như vậy.

Ngài chú ý và một hôm Ngài lên tiếng.

Vị Tăng đang tọa thiền nhìn thấy Ngài, Ngài liền hỏi: “Ông ngồi thiền mong làm gì?”

Vị Tăng thưa: “Con ngồi thiền mong làm Phật.”

Ngài trở về không nói gì.

Đến hôm sau cũng vào giờ đó, thấy vị Tăng ngồi thiền, Tổ đem một hòn gạch đến tảng đá gần bên và mài.

Ngài mài sột soạt hoài.

Vị Tăng thấy lạ, hỏi: “Hòa thượng mài gạch để làm gì?”

Ngài trả lời: “Ta mài gạch để làm gương.”

Vị Tăng lắc đầu: “Vô lý làm sao! Gạch làm sao mài thành gương được?”

Ngài trả lời: “Nếu gạch mà không làm gương được thì ngươi ngồi thiền làm sao thành Phật được. Nếu ngươi nói ngồi là thiền thì ngươi đã hại thiền, ngồi là Phật là ngươi đã giết Phật…”

Trích trong: Vào Cửa Không.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Vật phẩm cúng dường Phật, Bồ tát có ý nghĩa gì?

Kiến thức 08:30 04/12/2024

Vật phẩm cúng dường như hoa, trái cây, nước trong, nhang đèn,.. Phật và Bồ tát không đòi hỏi chúng ta điều đó. Vậy ý nghĩa chân chính ở chỗ nào?

Học Phật hạnh phúc

Kiến thức 11:00 03/12/2024

Sống biết rèn luyện tu tập theo lời Phật sẽ từng bước phát triển những phẩm chất đạo đức trí tuệ tốt đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống với những giá trị ý nghĩa tích cực. Biết chọn sống lương thiện tích cực và học Phật chính là cách lựa chọn của người trí để sống không uổng một kiếp người.

Mẫu hình người vợ lý tưởng theo quan niệm Phật giáo

Kiến thức 14:34 02/12/2024

Trải qua hơn 2500 năm kể từ khi Phật giáo xuất hiện ở thế gian, biết bao chúng sinh đã nhận thức được mê lầm, thoát khỏi khổ đau nhờ thực hành theo những lời Phật dạy.

Xem thêm