Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Người chết có thể mang theo thứ gì?

Có phải chết là hết, chết rồi mọi thứ biến hành hư không, người chết không thể mang theo mình thứ gì. Hãy đọc câu chuyện thâm thúy dưới đây, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy

Câu chuyện suy ngẫm

Một người đàn ông nọ chết rồi, mới ý thức được rằng cuộc đời mình thật ngắn ngủi. Lúc đó, anh ta nhìn thấy Phật tổ tay xách một cái hòm, tiến lại phía mình. Phật tổ nói: "Con trai, chúng ta đi thôi."

Người đàn ông đáp: "Sao nhanh quá vậy, con còn rất nhiều việc vẫn chưa hoàn thành."

Phật tổ nói: "Ta rất xin lỗi, nhưng thời gian của con hết mất rồi!"

Đời người như con thuyền chở quá nhiều ham muốn hưởng thụ vật chất và hư vinh. Nhưng muốn qua sông, thuyền nhất định phải nhẹ, phải bỏ bớt những dục vọng dư thừa. Ảnh minh họa

Đời người như con thuyền chở quá nhiều ham muốn hưởng thụ vật chất và hư vinh. Nhưng muốn qua sông, thuyền nhất định phải nhẹ, phải bỏ bớt những dục vọng dư thừa. Ảnh minh họa

Người đàn ông lại hỏi: "Vậy thưa Phật tổ, trong chiếc hòm của ngài có chứa thứ gì vậy?"

"Đó là di vật của con", Phật tổ trả lời.

Người đàn ông tỏ ra nghi ngờ, hỏi tiếp: "Là di vật của con sao? Ý của người rằng đó là thứ thuộc về con, có phải là quần áo và tiền không ạ?"

Bài liên quan

Phật tổ đáp: "Những thứ đó trước giờ chưa bao giờ thuộc về con, chúng thuộc về địa cầu."

"Vậy có phải trong đó là ký ức của con không?" – người đàn ông ngẫm nghĩ một lát rồi phỏng đoán.

"Không phải, ký ức thuộc về thời gian."

Người đàn ông lại đoán: "Có phải là tài năng thiên phú của con?"

"Không, chúng thuộc về cảnh ngộ."

Người đàn ông băn khoăn: "Lẽ nào trong đó là bạn bè và người nhà con?"

"Con trai ạ, không phải vậy đâu. Họ thuộc về hành trình mà con đã đi qua".

"Vậy có phải là vợ và các con của con trong đó không thưa Phật tổ?" – người đàn ông hỏi tiếp.

"Không, họ thuộc về trái tim con."

Người đàn ông lại phỏng đoán: "Vậy nhất định đó là thân xác của con rồi."

"Không, thân xác của con thuộc về cát bụi."

Cuối cùng, người đàn ông khẳng định chắc chắn: "Vậy đó nhất định là linh hồn của con!"

Lúc này, Phật tổ mỉm cười, đáp: "Con trai, con hoàn toàn sai. Linh hồn của con thuộc về ta."

Mắt ngấn nước, người đàn ông nhận chiếc hòm từ tay Phật tổ - bên trong chiếm hòm trống rỗng.

Nước mắt chảy dài trên má, trái tim vỡ vụn, người đàn ông hỏi Phật tổ: "Lẽ nào từ trước tới nay con chẳng sở hữu bất cứ thứ gì sao?"

Tất cả chỉ là thoáng chốc trong cuộc đời này…

Phật tổ đáp: "Đúng thế con ạ. Trên thế giới này bây giờ chẳng có bất cứ thứ gì thực sự thuộc về con."

"Vậy thì cái gì mới là của con?"

"Mỗi tích tắc khi con đang còn sống, chúng thuộc về con, còn bây giờ, con chẳng còn gì cả."

Vì đời là vô thường nên dù bạn là ai, điều quý trọng nhất chính là bạn đã cảm thấy hạnh phúc với khoảng thời gain đó. Ảnh minh họa

Vì đời là vô thường nên dù bạn là ai, điều quý trọng nhất chính là bạn đã cảm thấy hạnh phúc với khoảng thời gain đó. Ảnh minh họa

Đến lúc này, người đàn ông mới như được thông suốt. Thì ra, sinh mệnh, đời người chỉ là những cái tích tắc ngắn ngủi và điều chúng ta nên làm nhất, là tận dụng nó sao cho thật hiệu quả, thật tốt, yêu quý nó, hưởng thụ nó.

Bài liên quan

Còn được sống, đó đã là một sự chiến thắng vẻ vang. Việc kiếm tiền chỉ là một trò chơi không hơn không kém. Khỏe mạnh mới là mục đích và vui vẻ, hoan lạc mới là chân đế!

Vậy nhưng trong cuộc sống này, thử hỏi có bao nhiêu người đang ra bị cuốn vào vòng quay tiền tài, danh vọng? Có bao nhiêu người vì chút lợi ích của bản thân mà làm tổn hại người khác và làm tổn thương chính mình mà không nhận ra?

Có bao nhiêu người sẵn sàng bán sức, đánh đổi sức khỏe để lấy những vật ngoài thân…?

Các bạn biết không, đó là sai lầm lớn nhất cuộc đời, bởi đến lúc chết, chẳng có bất cứ thứ gì trên thế giới này còn thuộc về chúng ta.

Số phận của mỗi người đều được mệnh trời đã định, những đấu tranh quyết liệt, vô tận kia cuối cùng chẳng thể đổi thay kiếp số của mình, lại tự chuốc lấy tổn thương, oán hận. Ảnh minh họa

Số phận của mỗi người đều được mệnh trời đã định, những đấu tranh quyết liệt, vô tận kia cuối cùng chẳng thể đổi thay kiếp số của mình, lại tự chuốc lấy tổn thương, oán hận. Ảnh minh họa

Vậy thì tại sao không tận hưởng một cách triệt để nhất mỗi tích tắc được sống trên đời? Tại sao không làm cho quãng thời gian ngắn ngủi ấy trở nên ý nghĩa, trọn vẹn nhất?

Từ lúc này, mỗi chúng ta hãy chọn cho mình một cách tận hưởng thời gian hiệu quả nhất, đơn giản thôi, đừng quá nặng nề với những yêu cầu xa vời, chúng chỉ khiến cuộc sống của chúng ta thêm mỏi mệt.

Và cũng bởi cuộc đời rất ngắn, nên hãy dành cho những người xung quanh ta sự trân trọng, yêu quý hết sức có thể, đừng tranh chấp, cũng đừng giận dữ, hãy lựa lời, cùng thấu hiểu và thông cảm cho nhau.

Thời gian của mỗi người trên đời càng đi càng ngắn lại, dù là thân thiết gắn bó đến đâu, cuối cùng cũng vẫn phải chia ly.

Phật gia giảng hết thảy mọi thứ trên cõi hồng trần này đều là huyễn mộng, đều là hư ảo. Giới tu luyện cũng cho rằng công danh, lợi lộc của đời người ta qua nhanh như sương khói, chẳng thể vững bền. Mệnh trời đã định, những đấu tranh quyết liệt, vô tận kia cuối cùng chẳng thể đổi thay kiếp số của mình, lại tự chuốc lấy tổn thương, oán hận.

Bài liên quan

Không phải ngẫu nhiên mà văn hoá truyền thống Á Đông luôn cho rằng con người phải sống thuận theo tự nhiên. Phật gia giảng muốn dứt bể khổ cần phải biết buông xả. Đạo gia giảng: “Phản bổn quy chân”, trở về với bản tính thuần thiện, nguyên sơ. Nho gia cũng giảng về việc “tuân theo thiên mệnh”, kính sợ mệnh trời.

Suốt bao nhiêu năm, từ cội nguồn lịch sử, con người vẫn luôn mang trong mình câu hỏi vạn thuở: “Ta là ai? Ta từ đâu đến, rồi sẽ đi về đâu?”. Các triết gia đã trả lời, các nhà văn cũng thế, nhưng rốt cuộc chẳng ai nói cho minh bạch được. Nhân sinh đúng là một giấc mơ màng, trăm năm trôi qua tựa như mộng. Một đời người bất quá chỉ là vài chục năm ngắn ngủi, so với đất trời, vũ trụ thì chỉ ngắn tựa cái chớp mắt. Vậy mà biết bao người vẫn còn ở kia mải tranh đấu ngược xuôi, lao tâm khổ tứ vào danh, lợi, tình, ăn không ngon, ngủ không yên, toàn thân mang bệnh mà lòng tham sân hận vẫn chưa buông. Mới hay:

“Ta cứ ngỡ trần gian là cõi thật – Thế cho nên tất bật đến bây giờ” (Bùi Giáng)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bốn nguyên tắc để nhận biết chánh Pháp và tà Pháp?

Phật giáo thường thức 14:30 14/09/2024

Trong kinh Lăng Nghiêm ghi: “Ngày nay tà sư thuyết pháp nhiều như số cát sông Hằng”. Chúng ta phân biệt tà chánh từ nơi đâu? Hễ trái với bốn nguyên tắc của Đức Phật dạy là tà Pháp.

Cư xử thế nào với người xấu?

Phật giáo thường thức 13:28 14/09/2024

Bạch Thầy. Người ta đối xử xấu với mình, mình có nên dùng cách đó để đáp trả lại không? Là đệ tử Phật, chúng ta không nên ăn miếng trả miếng. 

“Gặp được Phật pháp khó lắm, việc tu hành không phải dễ dàng”

Phật giáo thường thức 11:20 14/09/2024

Hiện tại, mình hằng ngày tiếp xúc với cảnh già, bệnh, chết mà vẫn chưa thức tỉnh. Vì sao? Thiện căn công đức quá kém, nghiệp chướng nặng nề nên thấy bình thường.

Phải dùng phương tiện và tâm như thế nào để cảm hóa cha mẹ học Phật?

Phật giáo thường thức 11:00 14/09/2024

Có rất nhiều đồng tu tại gia tự mình học Phật, phát tâm ăn chay, nhưng người trong nhà không học Phật. Thọ Bồ Tát giới rồi, người ấy có nên nấu những món thịt thà cho cha mẹ ăn hay không?

Xem thêm