Tại sao chúng ta luôn phải khổ sở tranh đấu, bất an, tiêu cực?

Ai cũng có nhiều khát khao, ước muốn. Nhưng khát khao ước muốn như thế nào để cho không bị vướng vào đau khổ, không bị sân hận che lấp sự sáng suốt? Hãy nghe Đức Pháp vương Gyalwang Drukapa giảng về những cảm xúc tiêu cực này.

Con người hình như luôn đi tìm cầu những gì mình chưa có. Luôn khổ sở khát khao với những ước vọng, thèm khát của chính mình, hoặc đi so sánh mình với người khác rồi lại khổ đau. Tại sao cứ sân hận với chính mình?

Do chúng ta chưa nhận ra an lạc nơi tâm

Làm thế nào để chuyển hóa nỗi sân hận, để biến chúng thành tình yêu thương đúng cách, đúng chỗ?

Phải chăng mỗi chúng ta khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm, thì làm sao có thể mong cầu bình an cho ai, hay cao hơn, là cầu mong hòa bình cho thế giới? Làm thế nào để trưởng dưỡng niềm an lạc nội tâm và chuyển hóa sân giận thành tình yêu thương?

Bài liên quan

Theo đức Pháp vương Gyalwang Drukapa trong cuốn “Giác ngộ mỗi ngày” có viêt: “Bản chất hay trạng thái tự nhiên nguyên thủy của tâm vốn an định, tĩnh tại. Nhưng khi để xúc tình tiêu cực sai hay khi bị chi phối bởi vô vàn bám chấp, bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều mới tìm lại được tâm an bình ban đầu.

Chúng ta như kẻ bần cùng có kho báu vô giá cất giấu ngay dưới gầm giường nhà mình mà không hề hay biết. Rồi nhà thông thái đến chỉ cho kho báu đó. Khi ấy, ta mới vỡ lẽ mình giàu có nhường nào. Kẻ “cùng tử” lúc này chắc chắn cảm thấy vô cùng sung sướng và biết ơn. 

Tương tự như vậy, chúng ta chưa nhận ra niềm an lạc sẵn có nơi tâm. Đó là lý do tại sao chúng ta luôn phải khổ sở tranh đấu, mọi thứ đối với chúng ta đều tiêu cực, bất như ý.

Liệu cơn giận đó giúp gì trong việc hàn gắn thứ tha?

Liệu cơn giận đó giúp gì trong việc hàn gắn thứ tha?

Do chúng ta dễ dàng nổi nóng và nhiều phiền não

Trong cuộc sống, mọi người dễ dàng nổi sân vì nhiều lý do khác nhau. Từ sáng đến chiều, chúng ta có đủ loại phiền não. Một số người bực bội trước việc xả rác bừa bãi của người khác hay tức tối khi lái xe và va chạm trên đường. Hay ta cũng có thể giận dữ với một kẻ du côn, sân lên khi thấy người thân của mình bị xúc phạm.

Bài liên quan

Dường như cơn giận nào cũng chính đáng song tôi cho rằng điều quan trọng là ta phải phân tích, quán chiếu cơn giận của mình thay vì để nó dẫn dắt một cách mù quáng. Chúng ta cần cảm nhận một cách sâu sắc xem liệu cơn giận đó giúp gì trong việc hàn gắn thứ tha, hay ngược lại, nó chẳng đem lại điều gì tốt đẹp mà chỉ khiến cho tất cả chúng ta thêm khổ đau phiền não.

Với nhịp sống hối hả tất bật, người ta có xu hướng rất dễ bị kích động, rối loạn. Vì vậy, mỗi khi gặp trở ngại, ta thường nhanh chóng nổi nóng, mất tự chủ thay vì điềm tĩnh tự hỏi “Mình nên làm gì lúc này?” Mặc dù, nhìn bề ngoài, công nghệ hiện đại giúp chúng ta có thể liên lạc với nhau thậm chí cả 24 tiếng trong ngày, nhưng bản chất chúng ta ngày càng ít cơ hội kết nối với nhau thực sự.

Do chúng ta luôn thủ thế đề phòng hoặc chỉ trích nhau

Tôi cảm thấy thế giới ngày càng chồng chất, tích tụ thêm nhiều sân hận khiến cho chúng ta không còn biết cách giao tiếp, liên hệ với nhau một cách đúng đắn. Chúng ta nhìn nhau như những kẻ hoàn toàn xa lạ chẳng có bất kỳ điểm tương đồng nào. Thay vì kết nối trong sự cảm thông, thấu hiểu, ta lại có khuynh hướng thủ thế đề phòng hoặc chỉ trích nhau vì những điều vụn vặt.

Vực sâu ngăn cách của sự bất đồng và bất hòa đó chính là mảnh đất màu mỡ để thúc đẩy những xúc tình phiền não như sân giận. Chúng ta quên rằng mình có thể tạo ra hạnh phúc cho bản thân và mọi người, có thể truyền cảm hứng tích cực cũng như tiêu cực. Sự thiếu ý thức về bản thân khiến chúng ta sa bẫy của xúc tình phiền não, chịu bao khổ đau và mang tới bao đau khổ cho người khác.

Nhận diện cơn giận

Khi đã nhận diện cơn giận đang khởi phát, chúng ta có thể bắt đầu tiến trình tư duy tích cực qua việc tách mình ra khỏi các xúc tình phiền não, tập hít sâu, thở chậm và suy nghĩ về cách xử lý tình huống này một cách ổn thỏa nhất. Giải pháp bạn tìm thấy có thể nhanh hay chậm, đơn giản hay phức tạp. Quan trọng là chúng ta làm điều đó với một thái độ điềm tĩnh thay vì nóng nảy, giận dữ bởi những xúc tình này không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề.

Hãy thử làm dịu ngọn lửa sân hận bằng cách tập trung vào hơi thở...

Hãy thử làm dịu ngọn lửa sân hận bằng cách tập trung vào hơi thở...

Thân thể khi “giận dữ”

Có lẽ mối liên hệ thân tâm bộc lộ một cách rõ ràng hơn cả khi cơn giận dữ đang xâm chiếm bạn. Trạng thái tâm này biểu hiện một cách cụ thể ra bên ngoài qua hơi thở gấp, mạch đập nhanh và thường kèm theo cảm giác nóng bừng của sự tức giận. Vì cơ thể cho chúng ta thấy những dấu hiệu của sân giận, cũng chính nó có thể giúp ta làm dịu đi ngọn lửa xúc cảm thiêu đốt này.

Hít thở trong cơn nóng giận

Khi sân, bạn hầu như không ý thức hơi thở của mình lúc này thường rất gấp gáp. Dù có đang thét gào hay quát mắng, giọng nói của bạn cũng sẽ yếu dần, thậm chí bị lạc hẳn đi hay mất tiếng. 

Bài liên quan

Ngay khi cảm thấy cơn giận bắt đầu phát khởi, hãy thử làm dịu ngọn lửa sân hận bằng cách tập trung vào hơi thở. Hãy thở ra từ dưới bụng, chậm rãi và nhẹ nhàng.

Bằng cách này, bạn có thể làm sao nhãng sự tập trung của mình vào cơn sân giận trong tích tắc và điều đó giúp “hạ nhiệt” tình hình. Hãy tự hỏi con người hay tình huống này có đáng để ta tức giận? Liệu có cách khác tốt hơn chăng? Chẳng hạn, thay vì xả sân, chúng ta có thể chuyển hóa năng lượng tiêu cực này thành những hành động có ích.

>TÌM HIỂU VỀ THAM - SÂN - SI

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Phật giáo thường thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện)

Phật giáo thường thức 21:13 22/12/2024

Theo Hòa Thượng - Pháp Sư Tịnh Không, đối với những Phật tử bận rộn, không có nhiều thời gian để tụng trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ quá dài trên 2 giờ thì có thể phân ra thời khóa buổi sáng tụng Phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện) và buổi tối tụng từ phẩm thứ 32 (Thọ lạc không cùng tận) đến phẩm thứ 37.

Kinh Nhất Thừa là gì?

Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024

Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.

Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?

Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024

Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.

Xem thêm