Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 16/06/2020, 09:51 AM

Người đàn ông một mình trồng cả cánh rừng trong 40 năm

Một người đàn ông đã dành ra 40 năm để trồng cây, mỗi ngày, ông đều đặn trồng một cây trên hòn đảo hoang vắng và đã tạo thành cả cánh rừng xanh mướt, là nơi trú ngụ của hổ và 115 con voi.

Chung tay cùng dự án “Trồng rừng giữ đất”

Người đàn ông đang được nhắc tới là ông Jadav Payeng sinh sống ở đảo Majuli, bang Assam, Ấn Độ. Trước đây, ông Jadav đã biết tới tình trạng xói mòn gây ra bởi lụt lội và hạn hán ở hòn đảo nơi mình sinh sống, vì vậy, ông quyết định bắt tay vào việc trồng cây gây rừng.

Ông Jadav cứ thế lặng lẽ trồng cây, chăm cây cho tới khi bất ngờ ông “bị phát hiện” bởi một phóng viên ảnh cũng là một người rất yêu thích tìm hiểu về đời sống thiên nhiên hoang dã - nhà báo Jitu Kalita hồi năm 2007.

Ông Jadav cứ thế lặng lẽ trồng cây, chăm cây cho tới khi bất ngờ ông “bị phát hiện” bởi một phóng viên ảnh cũng là một người rất yêu thích tìm hiểu về đời sống thiên nhiên hoang dã - nhà báo Jitu Kalita hồi năm 2007.

Người đàn ông - cha của ba người con - đã trồng cái cây đầu tiên hồi năm 1979. Giờ đây, cánh rừng do ông tạo dựng nên đã che phủ một diện tích rộng lớn với sự đa dạng các chủng loại thực vật.

Khi mới bắt đầu thực hiện việc trồng cây, ông Jadav mới chỉ 16 tuổi, mỗi ngày ông trồng một cây non và giờ đây, sau 40 năm, ông Jadav đã tạo dựng nên một cánh rừng là nơi sinh sống của hổ Bengal, tê giác, chim chóc, voi rừng...

Ban đầu, hòn đảo Majuli là nơi thường xuyên diễn ra hiện tượng xói mòn đất đai.

Ban đầu, hòn đảo Majuli là nơi thường xuyên diễn ra hiện tượng xói mòn đất đai.

Tầm quan trọng của việc trồng cây và sự bảo dưỡng

Hành động đẹp của ông Jadav chỉ được biết tới vào năm 2007 khi ông tình cờ “bị phát hiện” đang đi gieo hạt trong rừng bởi nhà báo Jitu Kalita. Khi ấy, đến thăm hòn đảo Majuli, nhà báo Jitu đã rất lạ lẫm bởi quang cảnh những vùng xung quanh đặc trưng với đắt cằn bị bỏ hoang, còn nơi đây lại có cánh rừng xanh tốt.

Một người đàn ông đã dành ra 40 năm để trồng cây, mỗi ngày, ông đều đặn trồng một cây trên hòn đảo hoang vắng và đã tạo thành cả cánh rừng xanh mướt, là nơi trú ngụ của hổ và 115 con voi.

Một người đàn ông đã dành ra 40 năm để trồng cây, mỗi ngày, ông đều đặn trồng một cây trên hòn đảo hoang vắng và đã tạo thành cả cánh rừng xanh mướt, là nơi trú ngụ của hổ và 115 con voi.

Ban đầu, ông Jadav tưởng nhà báo Jitu là người đi săn trộm, rồi họ trò chuyện, hỏi thăm nhau và càng lúc càng bất ngờ trước những gì chia sẻ với nhau. Nhà báo Jitu quá ấn tượng trước câu chuyện của Jadav và đã có công giới thiệu câu chuyện này tới với độc giả Ấn Độ.

Ông Jadav Payeng sống bằng nghề bán sữa bò cho dân làng, ngoài các công việc thường nhật, ông dành nhiều thời gian để chăm sóc cánh rừng và sẽ còn tiếp tục trồng thêm cây cho tới “hơi thở cuối cùng”. Mỗi ngày, ông đều đi thăm cánh rừng và cảm thấy cây cối, muông thú như thể gia đình thứ hai của mình.

Khi nơi đây thành rừng, muông thú tự động tìm về sinh sống, nhưng khi rừng bắt đầu có cây to, có động vật quý hiếm cũng là khi lâm tặc bắt đầu tìm đến để săn bắn, đốn cây lấy gỗ.

Khi nơi đây thành rừng, muông thú tự động tìm về sinh sống, nhưng khi rừng bắt đầu có cây to, có động vật quý hiếm cũng là khi lâm tặc bắt đầu tìm đến để săn bắn, đốn cây lấy gỗ.

Philippines quy định học sinh, sinh viên phải trồng cây mới được tốt nghiệp

Khi nơi đây thành rừng, muông thú tự động tìm về sinh sống, nhưng khi rừng bắt đầu có cây to, có động vật quý hiếm cũng là khi lâm tặc bắt đầu tìm đến để săn bắn, đốn cây lấy gỗ. Ông Jadav Payeng cho biết trồng rừng khó nhất là giai đoạn đầu, còn giờ đây, việc trồng cây trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Câu chuyện về ông Jadav đã được báo chí Ấn Độ đăng tải rất nhiều, ông nhận được những sự khen tặng từ nhà chức trách, nhiều nhà khoa học cũng lấy câu chuyện của ông ra để làm ví dụ.

Đã có nhiều đoàn phim tìm đến để làm phim tài liệu về ông Jadav. Mục tiêu của ông hiện giờ là biến cả hòn đảo Majuli trở thành hòn đảo xanh mướt màu cây cối.

Ảnh hưởng của xói mòn đối với đảo Majuli.

Ảnh hưởng của xói mòn đối với đảo Majuli.

Trồng cây trên mạng internet góp phần bảo vệ môi trường

Cho tới hôm nay, ông Jadav vẫn có thể nhận ra cái cây đầu tiên mà mình đã trồng, giờ đây thân cây to lớn vững chãi vươn cao, ông Jadav vẫn thường đến thăm cái cây đặc biệt này, ông nói với cây “khởi nghiệp” của mình rằng: “Nếu không có cây, ta sẽ chẳng bao giờ được thấy thế giới ngoài kia. Người dân trên thế giới đã tìm về đây bởi cánh rừng này khiến họ kinh ngạc”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Rác nhựa gây ra quá nhiều hiểm họa

Môi trường 16:34 24/04/2024

Làm thế nào để chấm dứt tất cả các loại nhựa sử dụng một lần và tìm giải pháp thay thế? Mối đe dọa mà nhựa gây ra cho môi trường và Trái đất lớn đến mức nào?

Phật đản: 7 đóa sen trên sông Hương sẽ được thắp sáng từ mùng 8/4 âm lịch

Môi trường 12:37 23/04/2024

Đây là một trong những nội dung được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh TT-Huế thông qua trong phiên họp hôm 20/4, tại chùa Từ Đàm (TP.Huế) - Văn phòng Ban Trị sự.

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Xem thêm