Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/08/2023, 10:10 AM

Người niệm Phật có cần phải niệm thêm chú?

Có nhiều người cho rằng trì chú, bái sám rất linh nghiệm. Trì chú, bái sám là Phật pháp sơ cấp, niệm “A Di Đà Phật” là Phật pháp cấp cao nhất, rốt ráo nhất, hai thứ không thể so sánh được.

“A Di Đà” ba chữ là mật ngữ, tức là mật chú, là Chú trong các loại Chú.

“A Di Đà” ba chữ là mật ngữ, tức là mật chú, là Chú trong các loại Chú.

Vì thế cổ nhân thường nói: “niệm kinh bất như niệm chú, niệm chú bất như niệm Phật” (tụng kinh không bằng trì chú, trì chú không bằng niệm Phật.) Niệm Phật là đệ nhất.

Niệm câu “A Di Đà Phật” dễ hơn nhiều so với niệm Chú Đại Bi. Nước Đại Bi rất linh, nước thánh của A Di Đà càng linh nghiệm hơn. Đó là thật, không phải giả. Linh hay không linh, lý đều ở “nhất tâm”, do đó nhất tâm không thể nhị dụng cùng lúc (không thể sử dụng cả hai).

“A Di Đà” ba chữ là mật ngữ, tức là mật chú, là Chú trong các loại Chú. Có người hỏi: “Người niệm Phật có còn cần phải niệm Chú Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi, Chú Vãng Sanh…? Phải biết “A Di Đà Phật” là vua của các loại Chú. Niệm “A Di Đà Phật”, thì không cần niệm những thứ Chú đó nữa, vì đã bao quát trong câu Chú vua này.

Từ đó có thể hiểu được, thì ra câu “A Di Đà Phật” là tổng tựa đề của bao nhiêu điển tích sách vở. Do đó, quý vị niệm được câu danh hiệu này thì Chú gì cũng đã niệm, một thứ cũng không sót. Quý vị niệm chú khác, chỉ niệm được một phần, để sót quá nhiều; còn niệm tổng tựa đề (đề mục) thì đã niệm hết toàn bộ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạng người như chữ viết trên nước

Kiến thức 18:30 05/10/2024

Phẫn nộ, sân hận với những điều trái ý là tâm lý bình thường của chúng sanh. Tuy nhiên, tùy theo nghiệp lực nặng nhẹ của mỗi người mà biểu lộ sự giận dữ với những sắc thái và cấp độ khác nhau.

Sự sinh hoạt hằng ngày của đời sống ý nghĩa

Kiến thức 12:45 05/10/2024

Quy y là những tín ngưỡng minh chánh, giữ giới là những hành động hiệu lực đối với đời sống ý nghĩa của Phật tử, nhưng đó chỉ là 2 sự thực hành căn bản. Từ căn bản này, người Phật tử muốn thực hiện có hiệu quả đời sống ý nghĩa thì phải làm gì nữa trong hằng ngày và ngay trong tâm niệm?

Phải biết trân quý kinh điển

Kiến thức 11:00 05/10/2024

Ngày nay chỉ bấm một cái nút là kinh sách hiện trên màn hình, thêm một cái nút nữa là in ra hàng loạt. Ngày xưa cả đời mới khắc được một câu kinh. Ngày nay nhà in muốn sản xuất thiên kinh vạn quyển liền có. Nhưng ngày nay không mấy ai minh triết.

Bài phát nguyện và nghi thức phát nguyện vãng sanh Cực Lạc đầy đủ nhất

Kiến thức 10:00 05/10/2024

Có thể áp dụng nghi thức nầy hằng ngày, hoặc một thời, hoặc hai thời, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Nếu nhà không thiết được bàn Phật thì ngồi ngay ngắn trên giường hay trước bàn viết, bàn ăn, chắp tay ngang ngực, quán tưởng như có tượng Phật trước mặt, rồi đọc trọn cả nghi thức dưới đây.

Xem thêm